- Tên tiếng Việt: Trầu không, trầu lương, trầu cay, phù lưu, thược tương, thổ lâu đằng, Mjầu (Tày), Lau (Dao)…
- Tên khoa học: Piper betle L.
- Họ: Piperaceae (Tiêu)
- Phân nhóm: Trầu mỡ và trầu quế
1. PHÂN BỐ:
Trầu không là loại cây dễ phát triển và thường được trồng phổ biến ở các quốc gia tại châu Á như Ấn Độ, Thái lan, Malaysia, Indonesia… và cả Việt Nam. Tại nước ta, loại cây này được nhân giống và trồng rộng rãi vì có giá trị kinh tế cao trong việc dùng để chữa bệnh.
2. ĐẶC ĐIỂM:
Lá trầu không là một trong các bộ phận của cây trầu không, loại cây này rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại thực vật dây leo, thân nhẵn, mềm và dai khó gãy. Cây thường mọc bám trên thân của các loại cây khác.
Lá trầu không có hình tim, hình trái xoan, đầu lá nhọn, cuống có bẹ, mọc so le dài từ 10 – 13m, rộng từ 4.5 – 9cm. Hình dạng của lá khá giống với lá lốt.
Loại cây này cũng có hoa, mọc thành từng cụm, hình chùy thon dài với kích thước 7 – 18mm, bên trong có chứa nhiều hoa nhỏ i ti.
Quả hình tròn, dẹt, mọng và bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mềm. Mùa quả rộ nhất thường rơi vào khoảng tháng 4 – 7 hằng năm.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trung bình trong 100g lá trầu không sẽ chứa các thành phần hóa học sau đây:
- 85.4% độ ẩm
- 3.1% protein
- 2.3% muối khoáng
- 6.1% carbohydrate
- 0.85 chất béo
- 2.45 tinh dầu
- Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, canxi carotn, thamin, niacin, riboflavin…
- Hoạt chất phenol chavicol với đặc tính khử trùng mạnh
Từ thông tin trên có thể thấy, các dược chất có trong lá trầu không có tính kháng sinh, chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Nhờ đó giúp ức chế sự sinh sôi và phát triển của các chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, lỵ…
3. CÔNG DỤNG:
Theo Y học cổ truyền
Theo tài liệu ghi chép trong y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và được quy vào 3 kinh gồm tỳ, phế, vị. Với các tính năng chỉ khái, tiêu viêm, hạ khí, sát khuẩn, trừ phòng thấp, tiêu thũng chỉ thống, giảm ngứa, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, thần kinh và phòng bệnh lam sơn chướng khí.
Chính vì vậy, lá trầu không là một loại chủ dược thường dùng để điều trị các bệnh như:
- Bệnh lỵ, sốt rét
- Đau đầu, đau nhức lưng
- Suy nhược thần kinh, đau đầu
- Bệnh phổi
- Viêm nhiễm, làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn, chàm da…
- Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa
Theo Y học hiện đại
Các dược chất trong lá trầu không không chỉ được tận dụng trong điều trị bệnh theo Đông y mà còn được y học hiện đại công nhận. Và sau đây là một số công dụng chữa bệnh phổ biến của lá trầu không được ghi nhận tính đến thời điểm hiện tại:
- Sát trùng vết thương
- Chữa mụn nhọt, chàm ở trẻ sơ sinh
- Chữa táo bón
- Kích thích hệ tiêu hóa
- Cải thiện sức khỏe răng miệng
- Chữa bệnh ho hiệu quả
- Trị các bệnh da liễu
- Giảm đau
- Chữa bệnh trĩ
- Chữa đau đầu
- Kích thích cảm giác đói
- Chữa chứng suy nhược thần kinh
- Hỗ trợ điều trị phong tê thấp
- Phục hồi tổn thương do bỏng nước sôi
- Chữa tắc tia sữa
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa
- Hỗ trỡ giảm cân
- Chữa rối loạn cương dương ở nam giới
- Cải thiện hơi thở
- Chữa đau họng
4. BÀI THUỐC TỪ LÁ TRẦU KHÔNG:
4.1. Bài thuốc chữa đau đầu
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi
- Rửa sạch dược liệu, ngâm vào nước muối, sau khi vớt ra để ráo nước thì giã nát.
- Xoa trực tiếp vào hai bên thái dương hoặc đỉnh đầu để cải thiện hiệu quả triệu chứng nhức đầu.
4.2. Bài thuốc chữa chứng đái rắt
- Chuẩn bị một ít trầu không tươi, đường và sữa.
- Sau khi làm sạch dược liệu, đem đi giã nát và vắt lấy nước cốt. Pha nước cốt với đường và sữa, khuấy đều lên và uống hết trong ngày.
4.3. Bài thuốc chữa bệnh phổi
- Chuẩn bị lá trầu không và một ít mù tạt
- Lá trầu sau khi rửa sạch, đem tẩm mù tạt và hơ nóng, đặt lên ngực, vị trí của phổi cho đến khi lá nguội thì dùng lá khác.
- Kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp bảo vệ và cải thiện chức năng thận rõ rệt.
4.4. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh
- Chuẩn bị vài lá trầu không và một ít mật ong
- Trầu không rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Hòa vào một thìa mật ong nhỏ, khuấy đều lên và uống hết trong ngày.
4.5. Bài thuốc chữa phong tê thấp
- Chuẩn bị lá trầu không, rễ lá lốt và rễ cây trinh nữ mỗi loại 12g.
- Rửa sạch dược liệu và cho vào siêu thuốc sắc cùng 500ml nước trên lửa vừa.
- Khi thấy nước trong siêu cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Lọc nước thuốc ra chén uống hết trong ngày, uống khi còn ấm và kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
4.6. Bài thuốc chữa viêm hong, ho suyễn
- Chuẩn bị 4 – 8g lá trầu không, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua ray để lấy phần nước cốt.
- Sử dụng nước này đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt qua từng ngày.
4.7. Bài thuốc trị đau nhức lưng
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và một ít dầu dừa
- Rửa sạch lá, giã nát lấy nước cốt, cho vào một ít dầu dừa, khuấy đều lên rồi bôi trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần và liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
4.8. Bài thuốc hỗ trợ chữa lành vết thương
- Rửa sạch lá qua nhiều nước, ngâm vào nước muối pha loãng.
- Giã nhuyễn lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị tổn thương, sau đó dùng lá trầu không tươi phủ lên, dùng băng gạc quấn cố định lại.
- Với những trường hợp vết thương đã bị nhiễm khuẩn có thể nấu nước lá trầu không cùng phèn chua để ngâm rửa vết thương.
- Với những trường hợp bị vết thương do trầy xước, rách da, phát ban, sưng viêm… dùng nước cốt thoa kết hợp đắp bã lá trầu không lên vết thương.
4.9. Bài thuốc chữa tắc tia sữa
- Dùng một ít lá trầu không tươi, rửa sạch và lau cho thật khô ráo.
- Tẩm một ít dầu gió lên lá và đắp trực tiếp lên bầu ngực khoảng 5 phút.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng để khai thông tuyến sữa.
- Lưu ý mẹ bỉm sữa không thực hiện biện pháp này thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, trẻ bú sữa bị khó tiêu, viêm nướu…
4.10. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và vớt ra để ráo,
- Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá vào nấu cùng, khi nước sôi bùng lên thì cho 1 thìa muối vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa vào một ít nước lạnh cho nước ấm thì dùng để ngấm rửa vùng da bị dị ứng, viêm nhiễm.
4.11. Chữa phụ khoa bằng lá trầu không
- Dùng khoảng 10 lá trầu không rửa sạch, ngâm vào thau nước muối 15 phút.
- Cho lá vào nồi nước sôi đun 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước lá ra thau và thêm nước lạnh cho nguội bớt.
- Dùng khăn bông thấm nước lá và lau vùng kín nhẹ nhàng. Chú ý chỉ lau rửa bên ngoài, không thụt rửa sâu vào âm đạo để tránh gây viêm nhiễm, tổn thương.
4.12. Bài thuốc chữa bệnh trĩ
- Chuẩn bị 20 lá trầu không, rửa sạch và đem đun sôi trong vòng 10 phút.
- Nước sôi già thì cho vào 1 thìa muối ăn, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ nước ra bô chuyên dùng để xông hơi vùng kín và tiến hành xông hậu môn khi nước còn nóng.
- Sau khi nước nguội thì dùng để ngâm rửa, kết hợp dùng bã lá cọ rửa hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.
Trích nguồn:
Vienyduochocdantoc.com/caythuocdangian.com/