Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY HY THIÊM THẢO (Chó đẻ)
CÂY SAKE
Back to products
CÂY RAU MÁ
Click to enlarge

CÂY HY THIÊM THẢO (Chó đẻ)

  • Tên gọi khác: Cứt lợn hoa vàng, Hy tiên, Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy kiểm thảo, Nụ áo rìa, Lưỡi đồng, Chó đẻ hoa vàng, Hỏa hiêm thảo,…
  • Tên khoa học: Sigesbeckia Orientalis
  • Họ: Cúc – Asteraceae
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên gọi khác: Cứt lợn hoa vàng, Hy tiên, Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy kiểm thảo, Nụ áo rìa, Lưỡi đồng, Chó đẻ hoa vàng, Hỏa hiêm thảo,…
  • Tên khoa học: Sigesbeckia Orientalis
  • Họ: Cúc – Asteraceae

1. PHÂN BỐ:

  • Cây Cỏ đĩ thường mọc ở vùng đất tương đối ẩm và màu mờ, trên các nương rẫy, đồng ruộng, bãi bồi, thung lũng. Cây thường được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản, Philippin, các nước châu Úc và nhiều nước khác cũng có sự xuất hiện của Cỏ đĩ.
  • Tại Việt Nam, Cỏ đĩ thường được tìm thấy ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình.

2. ĐẶC ĐIỂM:

Hy thiêm thảo hay cỏ dĩ, cây chó đẻ, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn hoa vàng, hy tiên… là một cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Sigesbeckia Orientalis. Theo ghi chép từ tài liệu Trung Hoa, loại thảo dược này có mùi hôi như mùi lợn nên được gọi là “hy” – có nghĩa là con lợn. Cây có vị đắng nên được gọi là “thiêm”.

Thành phần hóa học chính trong Hy thiêm bao gồm:

  • Daturosid
  • Orientin
  • Darutigenol
  • Alkaloid
  • Melampolid
  • Chất đắng Darutin

3. CÔNG DỤNG: 

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn tĩnh mạch, kháng viêm, ức chế hệ thống miễn dịch.

Theo Y học cổ truyền:

  • Chữa can thận phong khí, chân tay tê nhức, đau mỏi lưng gối, đau xương, cơ nhục tê khó khỏi (theo Sách Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Trừ thấp, khu phong, kiêm hoạt huyết (theo Sách Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt, giải độc.

Tác dụng của cây Hy thiêm:

  • Chủ trị ung nhọt sang độc, thấp chẩn, chứng phong thấp tê liệt tay chân.
  • Lợi gân cốt, hạ huyết, khu phong thấp, giảm đau, giảm độc tố, an thần.
  • Điều trị rắn rết cắn, mất ngủ, phong thấp.

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY HY THIÊM

  • Chữa đinh nhọt, sưng đau

Cỏ đĩ thu hái vào Tế Đoan Ngọ, phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng nửa lượng uống với rượu nóng. Nếu ra mồ hôi là thuốc có hiệu quả (theo Tập Giản Phương).

  • Chữa lở loét ngứa, ung nhọt sưng độc

Dùng một lượng Cỏ đĩ(thu hái vào Tết Đoan Ngọ), 1 lượng Nhũ hương, nửa lượng Bạch phàn (phi), tán thành bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ với rượu nóng cho đến khi vết lở loét lành (theo Càn Khôn Bí Uẩn Phương).

  • Chữa tiêu chảy do cảm mạo, phong hàn, chữa phong khí vào tràng gây tiêu chảy

Sử dụng Hy thiêm thảo tán thành bột mịn rồi trộn với hồ giấm làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 30 viên với nước đun sôi để nguội (theo Hỏa Thiêm Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).

  • Chữa phong thấp

Dùng Hy thiêm dược liệu 100 g, 50 g Thiên niên kiện, 1 lít rượu và một lượng đường vừa đủ nấu thành cao. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ trước bữa ăn chính.

  • Chữa chứng ăn vào là nôn mửa

Dùng Cỏ đĩ sấy khô tán thành bột mịn sau đó trộn với mật ong làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu ngô, dùng uống với nước ấm.

  •  Chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân

Sử dụng Cỏ đĩ, Bạch mao đằng, mỗi vị 3 chỉ, Ngưu tất (hoặc Xú ngô đồng) 5 chỉ, sắc uống mỗi ngày một thang.

  • Chữa phong thấp, miệng méo mắt xiên

Dùng 4 lượng Cỏ đĩ, tán thành bột, chưng khoảng 9 lần, trộn với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 2 chỉ với rượu nóng, mỗi ngày uống 3 lần.

  • Chữa miệng méo, sùi bọt mép, sử dụng lâu giúp mạnh gân cốt, đen râu tóc

Sử dụng cành lá non của Cỏ đĩ mang đi rửa sạch, hong phơi 9 lần, sao khô, tán thành bột mịn, hòa với mật ong làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 40 viên uống với nước cơm hoặc rượu ấm.

  •  Chữa rắn rết cắn, xuất huyết, đinh nhọt sưng tất

Sử dụng Hy thiêm thảo giã nát sau đó dùng đắp lên vết thương.

  •  Bài thuốc chữa phong hàn, cảm mạo

Sử dụng Cỏ đĩ 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Thông bạch 2 chỉ, Tử tô 3 chỉ, sắc lấy nước dùng uống.

  •  Trị mất ngủ, an thần, suy nhược thần kinh

Sử dụng Cỏ đĩ 5 chỉ, Hoa hòe 5 chỉ sắc thành thuốc, dùng uống khi còn ấm.

  •  Chữa viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp

Sử dụng 4 lượng cỏ đĩ sắc thành nước cốt, gia thêm đường đen nấu thành cao. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ.

  •  Bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, tay chân tê mỏi

Dùng 10 lượng bột Hy thiêm thảo, 9 lượng cao mềm Hy thiêm, bột Xuyên khung 2 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, trộn đều, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần sử dụng 4 – 5 viên, mỗi ngày dùng 2 lần.

  •  Chữa phong thấp, đau nhức xương gân cốt

Sử dụng 3 chỉ Cỏ đĩ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Ngưu tất 5 chỉ, sắc thành thuốc dùng uống trong ngày.

  •  Chữa gối mỏi, lưng đau nhức

Dùng 50 g Cỏ đĩ, Thổ phục linh 20 g, Lá lốt 10 g, Ngưu tất 20 g, mang tất cả đi sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10 g, 3 lần mỗi ngày.

  •  Trị ung nhọt phát bối

Sử dụng Cỏ đĩ, Đại toán, Ngũ diệp thảo, Dã hồng hoa, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sau đó giã nát, lấy nước dùng.

  •  Chữa cảm mạo

Sử dụng 12 g Hy thiêm thảo, Tía tô 12 g, Hành 8 g, sắc với 550 ml nước lọc, đến khi còn 250 ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang liên tục trong 5 ngày.

  •  Chữa mất tiếng do nhiễm gió

Sử dụng Hy thiêm thảo phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn, trộn với mật ong, làm thành viên hoàn. Mỗi ngày sử dụng 3 – 6 g, dùng với nước đun sôi để nguội, sau bữa ăn chính.

  •  Chữa huyết áp cao, tăng huyết cao

Dùng 8 g Cỏ đĩ, Thảo quyết minh, Trạch tả, Ngưu tất, Hoàng cầm, mỗi vị 6 g, Long đởm thảo 4 g, sắc với 700 ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang, duy trì trong 10 ngày liên tục.

  •  Chữa bán thân bất toại

Dùng cành và lá non Hy thiêm thảo thu hái trước khi ra hoa sao vàng, tán bột, gia thêm mật làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng uống 3 – 6 viên, nếu uống được rượu có thể cho thêm rượu để chiêu thuốc. Uống thuốc sau bữa ăn chính.

  •  Chữa phát bổi, lên mụn đầu đinh sưng đau ở sau lưng

Dùng Hy thiêm thảo, Tiểu kế, Ngũ long trảo, Đại toán, mỗi vị đều 4 g, giã nát, cho thêm 1 chén rượu nóng, chắt lấy phần nước, dùng uống.

Lưu ý khi dùng dược liệu Hy thiêm thảo

  • Người không có phong thấp thuộc âm hư không được sử dụng.
  • Hy thiêm thảo kỵ sắt.
  • Hy thiêm thảo là vị thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh phong thấp, tê mỏi tay chân, cảm mạo và một số bệnh ngoài da. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc về liều lượng và cách sử dụng.

Trích nguồn: Trungtamthuocdantoc.com/thuocdongy.edu.vn

Related products

CỎ MẦN TRẦU

  • Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Cả cây
Read more

Cà Gai Leo

  • Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, chứa lượng độc tố không đáng kể nên đảm bảo an toàn khi dùng. Có tác dụng:
  • Tiêu độc, trừ ho, cầm máu, trị đau nhức và thoái hóa xương khớp
  •  Chữa tê thấp, phù thũng, ho gà, rắn cắn, viêm gan, giải độc gan, mụn nhọt.
  •  Ngoài ra rễ có thể dùng sắc uống trị lở ngứa.
Read more
20210203_013146_413216_cong-dung-cua-gung.max-800x800-1[1]

CỦ GỪNG

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương…có vị cay, tính ấm… Được trồng phổ biến
Read more

BỒ CÔNG ANH

Bồ Công Anh có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, B2, B6... Ngoài ra thành phần của cây còn có các loại khoáng chất và hợp chất hữu cơ, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh.
Read more

KIM TIỀN THẢO

  • Tên khác: Đồng tiền lông, mắt trâu, vảy rồng
  • Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

DÂY THÌA CANH

9 lợi ích của dây thìa canh đối với sức khỏe
  • Giảm viêm
  • Cung cấp các đặc tính khảng khuẩn
  • Chống oxi hóa và giảm căng thẳng do oxi hóa
  • Cải thiện mức cholesterol ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan.
  • Tăng sản xuất insulin
  • Giảm cảm giác thèm ăn đường
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Giảm cân an toàn.
Read more
dang-sam-1

Đảng Sâm

  • Tên khoa học: Codonopsis pilosula, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên gọi khác: đẳng sâm, thượng đẳng sâm, hồng đẳng sâm, sâm rừng
Read more

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.