1/ TÊN GỌI KHÁC
- Tên nhân gian: Liễu quế, Quế chi tiêm, Nhục quế, Quế Bì, Quế đơn,..
- Tên dược: Ramulus cinnamoni.
- Tên khoa học: Cinnamomum Cassia Presl, thuộc họ Long não (Lauraceae).
2/ ĐẶC ĐIỂM
- Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành non của cây quế.
- Dược liệu có hình trụ tròn, dài khoảng 30-75cm, đường kính khoảng 0,3-1cm, phân nhiều nhánh. Bề mặt có màu nâu đỏ hay nâu, có đường sọc và nếp nhăn nhỏ.
- Cần phân biệt rõ quế chi với nhục quế và bột quế để sử dụng công năng cũng như mục đích. Nhục quế chính là phần vỏ khô của cành to hoặc thân cây quế. Còn bột quế là những phần tinh hầm nhất của quế đem đi éo và nghiền thành dạng bột mịn.
- Ở nước ta, cây quế mọc ở rất nhiều địa phương. Nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, … ngoài ra ở các tỉnh khác như Khánh Hoà, Quảng Nam cũng được tìm thấy.
- Trong Đông y, Quế đứng thứ 3 trong bốn loại dược phẩm quý giá nhất, gồm sâm, nhung, quế, phụ.
- Quế chi chứa nhiều thành phần hoá học khác nhau, bao gồm tinh dầu, Diterpene, Sesquiterpene, Flavonoid, Polythenol, Polisaccarit và các thành phần khác.
3/CÔNG DỤNG:
Theo y học cổ truyền:
- Quế chi có vị cay ngọt, tính ôn và quy vào tâm, phế, bàng quang. Có tác dụng hãn giải biểu, ôn kinh thông dương. Chủ trị chứng phong hàn biểu hư, phong hàn thấp tý, chứng phù tiểu tiện không thông lợi, hung tý tâm quý (đau ngực, hồi hộp), rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.
Theo y học hiện đại:
- Tác dụng chống viêm: có nghiên cứu phân tích tác dụng của Cinnamaldehyde là thành phần hoạt chất của Quế chi đối với việc kích hoạt tế bào mast, qua đó là thành phần hoạt tính làm trung gian cho các đặc tính chống viêm và chống dị ứng của quế chi
- Tác dụng kháng khuẩn: nghiên cứu của Gu và cộng sự năm 2014, nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu quế chi chống lại 6 loại vi khuẩn. Họ phát hiện ra rằng tinh dầu có khả năng ức chế vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Hiệu quả kìm khuẩn bị ảnh hưởng bởi độ pH, với phạm vị pH tối ưu là 3-7. Tác dụng kìm khuẩn giảm khi tăng pH.
- Tác dụng chống oxy hoá: Flavonoid từ quế chi có tác dụng chống oxy hoá tốt.
- Cải thiện chuyển hoá glucose và lipid: nghiên cứu của Zheng và cộng sự năm 2017 đã nghiên cứu các cơ chế sinh học của Polyphenol trong quế chi đối với quá trình chuyển hoá lipd của tế bào và phát hiện ra rằng Polythenol làm giảm mức chất béo trung tính và điều hoà giảm protein liên kết. Polyphenol trong quế chi cũng làm giảm sự lắng đọng lipid trong tế bào gan bằng cách ức chế tổng hợp lipid.
- Tác dụng bảo vệ thần kinh: nghiên cức phát hiện ra rằng Procyanidin, Cinnamaldehyde và Coumarin được phân lập từ chiết xuất nước quế chi đã ngăn chặn sự gia tăng viêm tế bào thần kinh đệm do thiếu glucose và oxy.
Tác dụng phụ:
- Tuân thủ theo chỉ định sử dụng của bác sĩ trong việc sử dụng quế chi để điều trị bệnh
- Chống chỉ định trong các trường hợp sốt, âm hư, dượng vượng, cũng như các trường hợp chảy máu do huyết nhiệt.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng.
Reviews
There are no reviews yet.