Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY HOÀNG BÁ
CÂY CÚC LA MÃ
Back to products
CÂY HOÀNG LIÊN
Click to enlarge

CÂY HOÀNG BÁ

  • Tên gọi khác: Nghiệt mộc, sơn đồ, hoàng nghiệt, nguyên bá, nghiệt bì
  • Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid.
  • Họ: Cứ lý hương – Rutaceae

 

Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên gọi khác: Nghiệt mộc, sơn đồ, hoàng nghiệt, nguyên bá, nghiệt bì
  • Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid.
  • Họ: Cứ lý hương – Rutaceae

1. PHÂN BỐ:

Cây Hoàng bá có nguồn gốc từ Đông và Đông Bắc Á, mọc ở Trung Quốc và Nga. Cây thích khí hậu mát mẻ và thường được tìm thấy ở vùng núi cao từ 1300 mét trở lên. Cây thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào tháng 5-6, quả chín vào tháng 9-10. Ở Việt Nam, Hoàng bá được trồng nhập khẩu tại Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc và Lâm Đồng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập Hoàng bá từ Trung Quốc.

2. ĐẶC ĐIỂM:

  • Hoàng bá là một loại thực vật dạng thân gỗ, to, sống nhiều năm. Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 17 mét, có nhiều cành. Toàn thân và cành bao bọc một lớp vỏ dày máu xám hoặc nâu xám, mặt trong vỏ có màu vàng. Trong khi đó, các cành non mới phát triển thì lại có màu nâu tím.
  • Lá cây hoàng bá hoặc dạng lá kép, thuôn nhọn ở đầu, mép nhẵn không có răng cưa. Có lá hình bầu dục nhưng một số lá lại có hình trứng thuôn dài. Lá có màu lục sẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân giữa lá có phủ lông. 
  • Cây thường cho ra hoa vào tháng 5 – tháng 7. Hoa mọc thành cụm, phát triển ở ngọn thân hoặc ở các đầu cành. Hoa thường có màu vàng nhạt, đôi khi xen lẫn các hoa màu vàng lục. 
  • Kết thúc mùa hoa, quả hoàng bá bắt đầu phát triển từ tháng 10 đến tháng 12. Quả hình cầu, dạng quả thịt, lúc chín có màu tím than. Mỗi quả có từ 2 – 5 hạt cứng.
  • Hoàng bá chứa 1,6% Berberin và các alcaloid khác như palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin, phellodendrin, menispermin và candicin. Ngoài ra, nó còn chứa các chất đắng obakunon, obakulacton, và các chất khác như sitosterol và campesterol.

3. CÔNG DỤNG:

Hoàng bá được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, khí hư, ung nhọt, viêm tấy, chân sưng đau, đau mắt, viêm tai. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng làm thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun. Liều dùng khuyến cáo là 6-12g mỗi ngày, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc chiết xuất tinh khiết berberin. Nó cũng có thể được sử dụng bên ngoài để rửa mắt, đắp mụn nhọt và trị vết thương.

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY HOÀNG BÁ:

  • Hỗ trợ tiêu hoá, giảm triệu chứng hoàng đản do viêm đường mật

Một phần Hoàng bá 14g, một phần Chi Tử 14g, và một phần Cam Thảo 6g được pha chế thành thuốc uống.

  • Điều trị trẻ em bị nhiệt tả (tức là ỉa toé ra nước hoặc ỉa phân hoa cà, hoa cải, phân dính bột lẫn máu hoặc có sốt, khát) tiểu tiện đỏ, sẻn

Lấy lớp vỏ bên trong của Hoàng bá, tán nhỏ và cho vào nước cơm, dùng 2-3g mỗi lần, 4-5 lần mỗi ngày.

  • Điều trị viêm gan cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón và tiểu tiện đỏ, sẻn

Một phần Hoàng bá 16g, một phần Mộc thông, một phần Chi tử, một phần Chỉ Xác, một phần Đại hoàng (hoặc Chút chít), một phần Nọc sởi, mỗi vị 10g, được pha chế thành thuốc uống mỗi 

ngày trong một tháng.

  • Điều trị thương hàn

Hoàng bá, địa du, bạch cập và đồng lượng được nghiền thành bột mịn. Uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn, mỗi lần 9g, pha với nước ấm. Dùng liên tục trong nhiều ngày.

  • Cách trị đái tháo đường kèm chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu, hoa mắt

Sử dụng các loại thảo dược sau đây: hoàng bá, Quy Bản, Đỗ Trọng, tri mẫu, trắc bách diệp, kỷ tử, mỗi loại 12g; cam thảo, Ngũ Vị Tử, mỗi loại 6g. Sau đó, đun sôi và ngâm nước trong ngày, chia thành 3 lần sử dụng trước bữa ăn. Khuyến khích sử dụng liên tục trong 2-3 tuần.

  • Trị viêm da, ngứa lở, các nốt chảy nước vàng

Sử dụng hỗn hợp gồm hoàng bá và thạch cao, mỗi loại 30g. Trộn đều thành bột mịn và rắc lên chỗ bị tổn thương. Sau đó, băng bó lại với một miếng vải sạch.

  • Trị viêm tai giữa ở trẻ em

Trước tiên cần rửa sạch tai bằng nước ôxy già, sau đó sử dụng dịch chiết từ hoàng bá. Cắt hoàng bá khô thành miếng nhỏ khoảng 3g, cho vào chén nhỏ và thêm nước sôi hấp lên mặt nồi cơm. Gạn lấy dịch trong, để nguội và nhỏ 3-4 giọt vào tai bị viêm. Nên nằm nghiêng trong 10-15 phút và thực hiện hai lần mỗi ngày.

Trích nguồn: Trungtamthuocdantoc.com/trungtamthuoc.com

 

 

Related products

dang-sam-1

Đảng Sâm

  • Tên khoa học: Codonopsis pilosula, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên gọi khác: đẳng sâm, thượng đẳng sâm, hồng đẳng sâm, sâm rừng
Read more

Diệp Hạ Châu

Cây diệp hạ châu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Công dụng: Thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh, thông kinh trục ứ. Đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa
Read more

Diếp cá

Tên khoa học: Houttuynia cordata - Họ: Saururaceae Tên gọi khác: dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái.
Read more

CAM THẢO BẮC

  • Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra, thuộc họ Đậu (Fabaceae)
  • Tên gọi khác: diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo
Read more

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Read more

CỎ MẦN TRẦU

  • Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Cả cây
Read more
20210203_013146_413216_cong-dung-cua-gung.max-800x800-1[1]

CỦ GỪNG

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương…có vị cay, tính ấm… Được trồng phổ biến
Read more

GIẢO CỔ LAM

  • Tên tiếng Việt: Giảo cổ lam, Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)
  • Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giúp hạ huyết áp, lưu thông máu, giúp dễ ngủ
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.