Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY BÌNH VÔI
Diệp Hạ Châu
Back to products
VÔNG NEM
Click to enlarge

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
  • Reviews (0)
Description
  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ

1. PHÂN BỐ:

  • Cây bình vôi được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,…
  • Thời điểm thu hoạch quanh năm. Phần củ quả sau khi được thu hái về sẽ được đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô. Bảo quản củ bình vôi khô trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong để không bị ẩm mốc. Ngoài ra, có thể dùng củ bình vôi để chiết lấy 1 – tetrahydropalmatin.

2. ĐẶC ĐIỂM:

  • Cây bình vôi thuộc dạng dây leo và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất. Phần thân củ phình to có hình dạng như bình đựng vôi, củ rất to và có hình dáng thay đổi tùy thuộc vào nơi cây phát triển. Củ bình vôi có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng. Lá có hình trái tim, mọc so le. Hoa màu xanh nhạt, kích thước hoa nhỏ. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt  có hình móng ngựa.
  • Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra trong cây bình vôi có chứa thành phần hóa học quan trọng đó là alcaloid (1%), bao gồm:
    • L-tetrahydropalmatin
    • Roemerin
    • Rotundin
    • Cepharanthin

    Ngoài Alcaloid, củ bình vôi còn chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.

3. CÔNG DỤNG:

Y học cổ truyền cho rằng, cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Chính vì vậy, đây cũng được xem là một loại dược liệu tự nhiên vì nó mang lại một số tác dụng chính sau đây.

3.1. Tác dụng an thần

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh vào năm 2006 cho thấy, cây bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin, một loại hoạt chất kích thích an thần rất cần thiết trong y học. Ngoài ra, L – tetrahydropalmatin còn có tác dụng duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,…

3.2. Ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa

Nói đến tác dụng của, không thể bỏ qua công dụng khắc phục và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thực phẩm. Bình vôi có hàm lượng dược tính khá cao, cho nên các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên lạm dụng chúng.

Để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa, dân gian thường dùng cây bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ. Cụ thể, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 – 6g, còn đối với trẻ nhỏ thì nên sử dụng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.

3.3. Hỗ trợ điều trị bệnh gút

Một số bằng chứng cho thấy, thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Cụ thể cách thực hiện như sau: Rửa sạch củ, sau đó đem đi cào sạch vỏ bên ngoài, thái mỏng, sấy khô và nghiền thành bột. Bảo quản bột củ bình vôi trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ khoảng 3 – 6g bột để hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.

3.4. Cải thiện chứng mất ngủ

Theo một số nghiên cứu của một số nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất cepharanthin trong cây bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn và kích thích sản sinh một số kháng thể có lợi cho người bị mất ngủ. Để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 10 – 15ml rượu ngâm bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ bình vôi để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá liều thì bạn nên sử dụng với liều lượng nhỏ và không nên lạm dụng chúng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc: Long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi vị 15g, 12g lá vông, 8g củ bình vôi để đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này được sử dụng trong ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÌNH VÔI:

Ngoài một số công dụng hữu ích trên thì các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin) – có tác dụng gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Nếu bệnh nhân sử dụng cây bình vôi ở liều lượng lớn, các ancaloit A có khả năng phát tác độc tính và gây ra hiện tượng co giật.

5. SẢN PHẨM CÓ THÀNH PHẦN BÌNH VÔI:

Trích nguồn: Trungtamthuocdantoc.com

 

Reviews (0)

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “CÂY BÌNH VÔI” Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related products

BẠC HÀ

  • Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

Diếp cá

Tên khoa học: Houttuynia cordata - Họ: Saururaceae Tên gọi khác: dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái.
Read more

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

  • Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc
  • Tên gọi khác: trùng thảo, hạ thảo đông trùng.
Read more

VÔNG NEM

  • Khi nói đến lá vông nem mọi người thường nghĩ ngay đến loại cây được trồng bên hàng rào làm cây cảnh của nhiều gia đình.
  • Không chỉ thế lá của cây vông nem còn xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của nhiều nhà.
  • Ngoài công dụng trang trí, cây vông nem còn nhiều tác dụng tới sức khỏe con người. Công dụng:
  • An thần, gây ngủ, hàn vết thương (Lá sắc uống). Lòi dom (Lá tươi hơ nóng đắp)
Read more

ÍCH MẪU

  • Tên khác: Cây chói đèn, sung uý
  • Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

CỎ MẦN TRẦU

  • Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Cả cây
Read more

NHỌ NỒI

   1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên. Tên khoa học: Eclipta
Read more

MƯỚP ĐẮNG

16 tác dụng của mướp đắng giúp chữa bệnh:
  • Chống nấm.
  • Chống viêm.
  • Tốt cho gan.
  • Chống ung thư.
  • Chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tốt cho da và tóc.
  • Tăng cường thị lực.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Tốt cho hệ sinh sản ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
  • Cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe.
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.