- Tên gọi khác: Nhân sâm dành cho nữ giới, Xuyên quy, Vân quy, Tần quy,…
- Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
- Tên khoa học: Radix Angelicae Sinensis.
- Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae).
1. Phân bố:
Đương quy xuất phát từ Trung Quốc, thường mọc ở các vùng núi cao từ 2000 – 3000m, không khí ẩm mát. Hiện nay thảo dược này được di thực và trồng nhiều ở các địa phương (Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Đà Lạt, Tây Nguyên,…).
2. Đặc điểm:
Đương quy là cây thân thảo lớn, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 40 – 80cm. Thân hình trụ, có rãnh chạy dọc thân. Lá kép, hình lông chim, cuống lá dài, bẹ lá ôm lấy thân. Mép lá chia thùy, răng cưa không đều nhau. Hoa màu trắng xanh, hoa mọc thành chùm, ở ngọn cây. Nhị hoa dài, đầu tròn. Quả bế có màu tím nhạt, cây có mùi thơm đặc trưng.
Dược liệu này có chứa 0.02% tinh dầu, vitamin B12, glucose, carotene, n-valerophenone-o-carboxylic acid, butylidene phthalide,….
3. Tác dụng:
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ đương quy có tác dụng hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu đương quy có tác dụng ức chế tử cung. Nếu sử dụng lúc áp lực tử cung cao thì nhận thấy thuốc làm tăng hoạt động co bóp của cơ quan này. Ngoài ra, đương quy còn có khả năng tổng hợp protid khiến tử cung dày lên.
- Tác dụng đối với huyết học: Dịch ngâm từ đương quy làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố đối với chuột nhắt. Tác dụng này được cho là có mối quan hệ mật thiết với hàm lượng acid folic và vitamin B12 có trong dược liệu.
- Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch chiết làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản nhằm ức chế các chất gây viêm do tiểu cầu 5TH sản sinh.
- Tác dụng giảm đau, an thần: Tinh dầu đương quy có khả năng giảm đau và an thần.
- Tác dụng tăng miễn dịch: Đương quy có khả năng cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Dược liệu này làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, tăng cường chuyển dạng lympho bào. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy đương quy có khả năng ức chế miễn dịch.
- Tác dụng lợi tiểu: Đường mía trong đương quy có khả năng tăng hưng phấn đối với bàng quang và cơ trơn ruột non.
- Làm giãn động mạch vành nhằm tăng lưu lượng máu, giảm tiêu hao lượng oxy của cơ tim, chống hình thành cục máu đông nhờ vào hoạt động giảm ngưng tập tiểu cầu, hạ lipit huyết và giảm rối loạn nhịp tim. Tinh dầu có khả năng tăng huyết áp, tuy nhiên các chất hòa tan trong nước lại có tác dụng hạ huyết áp.
- Phòng ngừa glycopen trong gan giảm thấp, đồng thời giúp bảo vệ cơ quan này.
- Làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm cơn hen suyễn.
- Tác dụng nhuận tràng, thông tiện.
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc có khả năng ức chế trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn coli, lỵ, trực khuẩn bạch hầu. Tinh dầu có tác dụng ức chế trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner,…
Theo y học cổ truyền:
- Tác dụng: Tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều huyết thông kinh, nhuận táo hoạt trường.
- Chủ trị: Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tâm can huyết hư, đau tê chân tây, tổn thương do té ngã, chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn, nhọt lở loét.
Reviews
There are no reviews yet.