Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY PHÒNG PHONG
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC
Back to products
LÁ TRẦU KHÔNG
Click to enlarge

CÂY PHÒNG PHONG

  • Tên gọi khác: Hồi thảo, Bỉnh phong, Sơn hoa trà,…
  • Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff
  • Họ: Hoa Tán (danh pháp khoa học Apiaceae)
  • Phân nhóm: Thiên phòng phong, Trúc diệp phòng phong, Xuyên phòng phong,…
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên gọi khác: Hồi thảo, Bỉnh phong, Sơn hoa trà,…
  • Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff
  • Họ: Hoa Tán (danh pháp khoa học Apiaceae)
  • Phân nhóm: Thiên phòng phong, Trúc diệp phòng phong, Xuyên phòng phong,…

1. PHÂN BỐ

Phòng phong sinh sống chủ yếu ở tỉnh của Trung Quốc như Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Sơn Đông, Nội Mông,… Hiện tại nguồn dược liệu phần lớn đều được nhập khẩu.

2. ĐẶC ĐIỂM

+Trúc diệp phòng phong: Thân thẳng, cao từ 0,3 – 0,5m. Lá kép lông chim, xẻ từ 2 – 3 lần, lá chét có hình dạng như lá tre. Cuống lá dài, mép lá nguyên. Hoa có hình tán, màu trắng, cuống không đều. Quả có màu tái nâu, hình trứng thuôn dài. 

+Thiên phòng phong: Cao khoảng 0,3 – 0,8m. Lá có cuống dài, phần dưới cuống phát triển thành bẹ, ôm lấy thân và mọc cách. Lá kép 2 – 3 lần, có hình dạng xẻ lông chim và gần giống với lá cây ngải cứu.Hoa giống với trúc diệp phòng phong, quả kép, dính vào nhau hình chuông.

+Xuyên phòng phong là cây sống lâu năm, có chiều cao lên đến 1m. Khoảng cách từ mặt đất đến lá khoảng 10 – 15cm. Lá kép và có hình xẻ lông chim. Hoa mọc thành cụm, có màu trắng. Quả kép gồm có phần quả, có hình dạng trứng dẹp và không có lông bao phủ.

 Bộ phận dùng: Rễ phòng phong được sử dụng làm dược liệu. Lựa chọn các rễ to khỏe, mịn, da mỏng, đầu rễ không có lông, cắt rễ thấy có màu nâu, giữa tâm có màu vàng nhạt.

Cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học sau: Phenola Glucosid, tinh dầu, acid hữu cơ, đừng, Manit, Phenol, Xanthotoxin, Manitol, Anomalin, Marmesin, Scopolatin, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 6-Diyn-3, Panaxynol Falcarinol, 10-diol , 8-Dien-4, Saposhnikovan.

3. CÔNG DỤNG

Vị thuốc này được chủ trị dùng trong các trường hợp phong nhiệt, ngoại cảm phong hàn, trị 36 chứng phong, tâm phiền, chảy nước mắt sống, băng trung, lậu hạ, mồ hôi trộm, đau đầu, xương khớp nhức mỏi.

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY PHÒNG PHONG:

4.1. Bài thuốc chữa chứng thiên đầu thống (đau nhức một bên đầu)

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ và phòng phong bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tán bột mịn, chế với mật làm thành viên to bằng quả táo ta. Mỗi lần ngậm 1 viên và dùng chung với nước chè xanh.

4.2. Bài thuốc thanh nhiệt tả hạ chữa chứng sơ phong giải biểu

  • Chuẩn bị: Kinh giới, ma hoàng, xuyên khung, bạch thược (sao), hắc chi tử, mang tiêu, phòng phong, liên kiều, bạch hà, đương quy, đai hoàng (chưng rượu) và bạch truật mỗi thứ 20g, hoạt thạch 120g, cát cánh, thạch cao và hoàng cầm mỗi thứ 40g, cam thảo 80g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước gừng. Hoặc có thể sắc uống.

4.3. Bài thuốc chữa tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 40g, phòng phong 80g và đảng sâm 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó trộn đều. Mỗi lần dùng 10 – 12g uống trước khi ngủ.

4.4. Bài thuốc trị ngộ độc phụ tử, ô đầu và nguyên hoa

  • Chuẩn bị: Phòng phong.
  • Thực hiện: Đem nấu kỹ và dùng nước cốt uống để giải độc.

4.5. Bài thuốc trị ban chẩn, mụn nhọt và thương hàn còn ở ngoài biểu

  • Chuẩn bị: Chi tử, phòng phong, cam thảo và liên kiều bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột. Mỗi ngày dùng 8 – 12g, nên chia thành nhiều lần uống.

4.6. Bài thuốc trị khí hư ra màu xanh

  • Chuẩn bị: Trần bì và sài hồ mỗi thứ 4g, phòng phong, chi tử và nhân trần mỗi thứ 12g, bạch phục linh, cam thảo (sống) và bạch thược mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

4.7. Bài thuốc trị lỵ, tiêu chảy, bụng đau, mạch huyền, người sốt, đầu đau và người có ra mồ hôi

  • Chuẩn bị: Thược dược (sao), phòng phong và hoàng cầm (sao) mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị trộn đều. Mỗi lần dùng từ 20 – 40g đem sắc uống.

4.8. Bài thuốc trị ra mồ hôi nhiều

  • Chuẩn bị: Bột gạo và phòng phong.
  • Thực hiện: Đem các vị sao vàng và tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc da heo.

4.9. Bài thuốc trị đại tràng bị bí kết ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Chỉ thực và phòng phong (sao với bột mì) mỗi thứ 40g và cam thảo 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với nước sôi trước khi ăn.

4.10. Bài thuốc trị phụ nữ bị băng trung khiến máu chảy ra nhiều

  • Chuẩn bị: Phòng phong bỏ đầu, đuôi và lông.
  • Thực hiện: Đem nướng cho chín đỏ, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4g uống với rượu.

4.11. Bài thuốc trị chóng mặt, phong đờm, nôn mửa, khí uất, ăn uống không được

  • Chuẩn bị: Nhân sâm, quất bì và phòng phong mỗi thứ 80g, sinh khương 160g, phục thần và bạch truật mỗi thứ 120g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 4 lần uống và dùng hết trong ngày.

4.12. Bài thuốc trị phân có máu, khí trệ và phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Phòng phong và chỉ xác bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

4.13. Bài thuốc trị mồ hôi ra nhiều

  • Chuẩn bị: Phòng phong bỏ đầu.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc phù tiểu mạch.

4.14. Bài thuốc trị mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Nhân sâm 20g, xuyên khung 40g và phòng phong 80g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sôi, nên dùng trước khi ngủ.

4.15. Bài thuốc trị đau nửa đầu, đỉnh đầu đau

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ và phòng phong bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, chế với mật làm thành viên to bằng viên đạn. Mỗi lần dùng 1 viên uống cùng với nước trà xanh.

4.16. Bài thuốc trị đầu đau nhức, đau người, ho do cảm mạo phong hàn

  • Chuẩn bị: Thông bạch, hạnh nhân và phòng phong mỗi vị 12g, gừng sống 3 lát.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

4.17. Bài thuốc trị ngoại cảm phong hàn có mồ hôi, phát sốt và sợ gió

  • Chuẩn bị: Cát căn, kinh giới và phòng phong mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

4.18. Bài thuốc trị chứng hàn thấp và phong thấp gây đau nhức và tê mỏi xương khớp

  • Chuẩn bị: Kê huyết đằng, hải phong đằng, quế chi, phòng phong và tần giao mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

4.19. Bài thuốc trị đau nhức các khớp, đau mỏi mình mẩy và cảm phong thấp

  • Chuẩn bị: Xuyên khung, quế chi và hương phụ chế mỗi thứ 8g, hà thủ ô, tang ký sinh và phòng phong mỗi thứ 12g, độc hoạt và tần giao mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

4.20. Bài thuốc chống giật và trừ phong

  • Chuẩn bị: Bạch phụ tử, khương hoạt, phòng phong, thiên ma, bạch chỉ và nam tinh mỗi vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 3 lần. Nên uống cùng với rượu nóng và trộn bột thuốc với rượu nóng và đắp ngoài khớp để giảm đau.

4.21. Cháo quy kỉ phòng phong trị sẩn ngứa, ban chẩn dị ứng

  • Chuẩn bị: Câu kỷ và đương quy mỗi thứ 30g, gạo nếp 60g và phòng phong 12g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước, đem gạo nấu cháo. Sau khi cháo chín, hòa đều với nước thuốc, nêm thêm gia vị và đun sôi. Chia thành 2 lần ăn (sáng – chiều).

4.22. Cháo hành phòng phong chữa đau nhức do phong thấp

  • Chuẩn bị: Gạo trẻ 60g, hành sống 2 củ và phòng phong 12 – 16g.
  • Thực hiện: Sắc phòng phong lấy nước. Sau đó đem gạo vo sạch và nấu với nước sắc thành cháo, khi cháo chín, đập dập hành và cho vào trộn đều.

4.23. Cháo ý dĩ nhân phòng phong quế chi chữa viêm đa khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: Phòng phong, gừng tươi và quế chi mỗi thứ 12g, ý dĩ nhân 30g và gạo tẻ 80g.
  • Thực hiện: Đem ý dĩ và gạo tẻ nấu thành cháo. Quế chi, gừng và phòng phong đem sắc. Khi cháo chín, cho nước sắc vào, trộn đều và đun sôi. Chia cháo thành 2 lần dùng (sáng – chiều).

4.24. Bài thuốc trị xuất huyết tử cung

  • Chuẩn bị: Phòng phong sao.
  • Thực hiện: Tán mịn, mỗi lần dùng 6g uống với nước hồ hòa thêm chút rượu.

4.25. Bài thuốc Thông tả yếu phương trị Can vượng tỳ hư gây sôi bụng, mạch huyền hoàn, rêu lưỡi trắng mỏng

  • Chuẩn bị: Bạch truật (thổ sao) 120g, bạch thược (sao) và phòng phong (sao) mỗi thứ 80g, trần bì (sao) 60g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 12g uống. Ngày dùng từ 2 – 3 lần.

4.26. Bài thuốc trị chứng kinh phong (uốn ván)

  • Chuẩn bị: Phòng phong và Nam tinh bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tán bột, trộn đều. Mỗi ngày dùng 2g uống.

4.27. Cháo kinh giới phòng phong trị cảm sợ lạnh, đầu đau và sợ gió

  • Chuẩn bị: Phòng phong 12g, kinh giới 10g, gạo tẻ 80g, bạc hà 6g và đạm đậu xị 8g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước, dùng nước này nấu gạo tẻ thành cháo. Khi chín thêm đường trắng vào, khuấy đều đun sôi và dùng ăn cho đến khi khỏi.

Lưu ý khi dùng dược liệu Phòng phong

  • Phòng phong ghét Bạch cập, Tỳ giải và sợ Lê lô, Nguyên hoa, Bạch liễm và Can khương (gừng).
  • Không nên dùng cho người có nguyên khí hư yếu, hen suyễn, phế hư, có mồ hôi, nhiệt cực sinh phong, âm hư hỏa vượng và huyết hư sinh phong.
  • Không dùng bài thuốc từ phòng phong cho người huyết hư cấp đầu thống (đau đầu do huyết hư kinh giật).
  • Cấm dùng cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy mà tỳ hư, co giật và phụ nữ sau khi sinh.

Phòng phong thường được dùng để trị cảm mạo và các chứng bệnh do phong hàn gây ra. Tuy nhiên dược liệu có tính ấm nên cần thận trọng khi sử dụng dài hạn. Để giảm thiểu tác dụng ngoại ý, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bài thuốc từ dược liệu này.

Trích nguồn:

Thuocdantoc.vn/trungtamthuocdantoc.com

 

Related products

BẠCH ĐỒNG NỮ

  • Tên khác: Mò trắng, Mò mâm xôi, Bấn trắng
  • Tên khoa học: Clerodendrum chinense (Osbeck.) Mabb var. simplex (Mold.) S. L. Chen
  • Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
  • Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa
Read more

KIM NGÂN

  • Tên khác: Dây nhẫn đông, chừa giang khằn (Thái), boóc kim ngằn (Tày)
  • Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
  • Họ: Kim ngân (Caprifoliaceae)
  • Bộ phận dùng: Thân, lá, hoa
Read more

QUẾ CHI

Cây quế đơn là một loại gia vị khá quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Loại cây này không chỉ được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Những công dụng mà mà loại cây này mang lại có thể kể đến như:

  • Làm giãn mạch, cải tạo tuần hoàn máu, bài tiết mồ hôi, giúp giải nhiệt và giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, đau bụng.

  • Tăng sự thèm ăn và kích thích tiêu hóa.

  • Hạn chế sự gia tăng của nấm và virus cúm.

  • Loại cây này còn có công dụng làm sạch răng miệng.

  • Có công dụng trị cảm mạo, phong hàn, mạch phù hoàn, cơ thể ra mồ hôi nhiều.

  • Bài thuốc chữa ứ huyết, đau bụng kinh, thai lưu.

  • Bài thuốc chữa u xơ tử cung, khối u trong bụng.

  • Bài thuốc điều trị ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ.

  • Bài thuốc giúp điều trị việc tiểu tiện không thông, phù, báng.

  • Loại cây này còn có tác dụng tán hàn giải cảm.

  • Để giảm sưng đau các khớp, chữa phong thấp kết hợp quế đơn cùng với sinh khương, phụ tử, cam thảo, đại táo.

Read more

BỒ CÔNG ANH

Bồ Công Anh có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, B2, B6... Ngoài ra thành phần của cây còn có các loại khoáng chất và hợp chất hữu cơ, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh.
Read more

MƯỚP ĐẮNG

16 tác dụng của mướp đắng giúp chữa bệnh:
  • Chống nấm.
  • Chống viêm.
  • Tốt cho gan.
  • Chống ung thư.
  • Chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tốt cho da và tóc.
  • Tăng cường thị lực.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Tốt cho hệ sinh sản ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
  • Cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe.
Read more

Diếp cá

Tên khoa học: Houttuynia cordata - Họ: Saururaceae Tên gọi khác: dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái.
Read more

ÍCH MẪU

  • Tên khác: Cây chói đèn, sung uý
  • Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

VÔNG NEM

  • Khi nói đến lá vông nem mọi người thường nghĩ ngay đến loại cây được trồng bên hàng rào làm cây cảnh của nhiều gia đình.
  • Không chỉ thế lá của cây vông nem còn xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của nhiều nhà.
  • Ngoài công dụng trang trí, cây vông nem còn nhiều tác dụng tới sức khỏe con người. Công dụng:
  • An thần, gây ngủ, hàn vết thương (Lá sắc uống). Lòi dom (Lá tươi hơ nóng đắp)
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.
Nhắn Zalo
Nhắn Zalo
0869 689 558