Cẩm nang sức khoẻ, Gan mật

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ SỎI GAN

Người bị sỏi gan ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Ông bà ta có câu “Bệnh từ miệng mà vào”, bệnh về gan càng cần lưu ý về dinh dưỡng. Vậy khi bị sỏi gan nên ăn không nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Người bị sỏi gan nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng dành cho người sỏi gan cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và hợp lý các loại thực phẩm sau đây:

  • Chất xơ: Rau màu xanh lá đậm, rong biển, rau mầm,… đều là nguồn chất xơ quan trọng vì cung cấp chất chống oxy hóa, tăng khả năng đào thải độc tố cho gan.
  • Vitamin từ các loại quả mọng: việt quất, mâm xôi, dâu tây,… chứa chất chống oxy hóa, anthocyanin và polyphenols được chứng minh là hiệu quả trong việc giúp gan đào thải độc tố, ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.

Rau và trái cây cần tăng cường cho người bị sỏi gan

  • Ngũ cốc: bánh mì, gạo nâu, yến mạch,… đều là siêu thực phẩm cho người bị sỏi gan. Vì ngũ cốc giúp làm chậm hấp thu đường và chất béo. 
  • Chất béo từ thực vật: dầu dừa, dầu oliu, bơ,… không chỉ dễ tiêu hóa mà còn dễ bị phân hủy bởi enzym, tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật, hạn chế hình thành sỏi.

Một số loại gia vị rất tốt cho người bị bệnh gan

  • Thịt nạc bỏ da và cá: giàu protein, chất béo tốt nên người bị sỏi gan cần tăng cường trong bữa ăn hàng ngày.
  • Nước lọc: Lượng nước cần bổ sung hàng ngày là từ 2 – 2.5 lít không chỉ tốt cho gan mà còn cho toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể. 

2. Người bị sỏi gan cần kiêng ăn gì?

Thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe gan không chỉ cần đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải hạn chế các thực phẩm có hại. Những thực phẩm sau đây người bị sỏi gan nên hạn chế tiêu thụ

  • Thực phẩm chế biến sẵn: rất nhiều chất béo trans, chất bảo quản,… không chỉ gây hại cho gan mà còn cả thận, tim mạch.
  • Thực phẩm chiên: có thể gây ra các cơn đau quặn mật, tăng nguy cơ trướng bụng, khó tiêu, gây hại cho người bị sỏi đường mật gan.
  • Thực phẩm nhiều đường: hàm lượng đường tăng làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Người bị sỏi gan càng cần hạn chế hấp thụ quá nhiều đường.

  • Thực phẩm nhiều muối: Gan khi bị tổn thương không thể xử lý hoàn toàn natri. Tiêu thụ quá nhiều muối khi bị sỏi gan càng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Đạm động vật: Thịt đỏ, trứng sữa,… cần hạn chế, vì người bệnh sỏi gan sẽ không thể chuyển hóa protein. Người bệnh có thể thay thế bằng chất đạm thực vật từ các loại đậu.

Thay thế đạm động vật thành đạm thực vật

Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, người bệnh sỏi gan cần giảm cân (trường hợp người béo phì) và tăng cường vận động bằng các bài tập thể thao nhẹ nhàng. Người bệnh cần ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo “Một chế độ ăn uống kém khoa học, lối sống thiếu hoạt động chính là kẻ thù của gan”. Vì lối sống này làm suy giảm chức năng gan, gây tích tụ độc tố dẫn đến việc hình thành sỏi trong gan.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bị sỏi gan có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc đông y, dược liệu tự nhiên hay thực phẩm từ thành phần tự nhiên lành tính để tăng cường sức khỏe lá gan. Một lá gan khỏe mạnh chính là nền tảng của một cơ thể tràn đầy năng lượng.