- Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc
- Tên gọi khác: trùng thảo, hạ thảo đông trùng.
1. Phân bố:
Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.
2. Đặc điểm:
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sau Cánh bướm. Nấm và sau hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sau làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chơi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sau, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng.
Trong đông trùng hạ thảo nhập ở Trung Quốc người ta đã lấy được chừng 7% một loại axit đặc biệt gọi là axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic, có cấu tạo tương tự như axit quinic. Nhưng các chất khác và hoạt chất chưa được biết.
Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protit. Khi thủy phân cho axit glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, acginin và alanin. Ngoài ra còn có 8,4% chất béo trong đó axit béo no chiếm 13%, axit không no chiếm 82,2% (axit linolic 31,69%, axit linilenic 68,31%) (theo Lưu Thọ Sơn và cộng sự-Trung dược nghiên cứu đề yếu, 1963, 126).
Ngoài ra người ta còn chiết được axit cordycepic chứng minh là D-mannitol (theo Sprecher M. và cộng sự-J. Org. Chem. 1963, 28, 2490).
Từ Cordyceps militaris (L.) Link. nuôi dưỡng trong môi trường người ta chiết được cordycepin 3′ deoxyadenosin C10H13O3N5
3. Công dụng:
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi vào tài liệu thuốc đông y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bản thảo cương mục thập di (1765). Trong sách cổ ghi chép, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, ho, ho lao; bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ thận.
Liều dùng: Ngày uống 1 – 2g dưới dạng rượu thuốc.
Người ta cho rằng đông trùng hạ thảo ngâm rượu uống chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang nhân sâm.
Theo tài liệu cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh phế và thận; có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối mỏi, di tinh.
Reviews
There are no reviews yet.