- Tên khác: Nghệ vàng, Khương hoàng, Co hem, Co khản mỉn (Thái)
- Tên khoa học: Curcuma longa L.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)
1. PHÂN BỐ
Nghệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tamil Nadu, ở phía Đông Nam của Ấn Độ. Nghệ còn được phân bố nhiều ở các vùng như Campuchia, Lào, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ,…
Tại Việt Nam, nghệ được gieo trồng ở cả ba miền.
2. ĐẶC ĐIỂM
Nghệ là một loại cây thân thảo. Rễ cây to, phát triển thành củ nghệ. Cây nghệ thường cao từ 0,6 đến 1 mét. Lá cây có màu xanh lục, mặt lá hình trái xoan, thon và nhọn ở hai đầu. Hai mặt của lá đều nhẵn mịn, có chiều rộng khoảng 18 cm và chiều dài khoảng 45 cm.
Cây nghệ hoa hoa màu tím nhạt, màu xanh lục và vàng nhạt. Hoa mọc từ giữa các lá lên. Quả nghệ là loại quả nang, có 3 ngăn. Trong quả có các hạt nhỏ, bọc trong lớp áo.
Củ nghệ (tức phần rễ) có lớp vỏ sần sùi. Bên trong lớp vỏ, nghệ có màu vàng đỏ,
Trong nghệ có thành phần hóa học quan trọng nhất là chất curcumin. Đây là chất tạo màu và chứa nhiều dược tính trong củ nghệ.
Bên cạnh đó, củ nghệ vàng còn có nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, vitamin K, kali, natri, đồng, sắt, kẽm, canxi, magie, niacin,…
3. CÔNG DỤNG
Theo Đông y, nghệ vàng có các tác dụng đối với sức khỏe như:
- Sát trùng;
- Sát khuẩn;
- Lợi mật;
- Nhuận gan;
- Giảm đau;
- Tan ứ;
- Tan máu bầm;
- Hoạt huyết;
- Giảm viêm.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, củ nghệ vàng còn có các tác dụng trong y tế như:
- Chống oxy hóa;
- Chống virus;
- Chống viêm;
- Chống ung thư;
- Bảo vệ gan;
- Bảo vệ thận;
- Kháng nấm.
Chính vì những tác dụng dược lý kể trên nên nghệ được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như:
- Bệnh viêm da mụn trứng cá;
- Bệnh viêm khớp;
- Bệnh tim mạch;
- Bệnh đau dạ dày;
- Ung thư;
- Bệnh về gan mật;
- Bệnh Alzheimer;
- Bệnh mỡ trong máu.
Reviews
There are no reviews yet.