1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên.
- Tên khoa học: Eclipta prostrata L, – thuộc họ cúc Asteraceae,
2/ ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN BỐ
- Đặc điểm: Nhọ nồi thuộc loại cây cỏ, cao tầm 30 – 80cm. Thân có màu lục hoặc đỏ tía. Lá cây nhỏ, mọc đối nhau, hình trứng hoặc hình mác. Đỉnh lá nhọn, có răng cưa nhỏ ở mép lá và không có cuống. Mặt dưới lá có lông tơ mịn và rõ gân lá.
Hoa nhọ nồi có nhiều cánh nhỏ, màu trắng, hình ống, không cuống, dài tầm 1.5 – 2mm. Nhị hoa dạng sợi, rời nhau. Quả có màu đen hoặc nâu nhạt, đỉnh quả có lông trắng. Phần thân, lá và rễ của cây thường được dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô.
- Phân bố: là loài cây mọc hoang ở các khu vực ẩm ướt như bùn lầy, mương nước, ven đường, cánh đồng,… Cây phân bố nhiều ở các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Brazil, Việt Nam.
3/ CÔNG DỤNG:
- Theo y học cổ truyền: cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị đắng nhẹ, hơi chua và không có tính độc, giúp thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, bổ gan thận. Ở Trung Quốc, cỏ nhọ nồi được dùng điều trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, vàng da, gan to. Tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi dùng điều trị nhiều bệnh về gan, khó tiêu, đau răng và nhanh lành vết thương.
Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu nước ta, cỏ nhọ nồi có khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống đông máu, giúp cầm máu, thường dùng điều trị sốt xuất huyết, mụn nhọt, cầm máu tử cung, nha chu, sưng bàng quang,…
- Theo y học hiện đại: Nhọ nồi chứa các chất dầu bay hơi, chất làm mềm da, vitamin PP, vitamin A,…. Loại cỏ này còn có khả năng diệt tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn viêm ruột, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thu, tăng tuần hoàn máu giúp đẹp da, đẹp tóc.
- Những công dụng vượt trội của cỏ nhọ nồi:
- Tăng cường chức năng gan: Y học cổ truyền đã ghi nhận cỏ nhọ nồi có hàm lượng flavonoid cao, kết hợp cùng nhiều hoạt chất sinh học như wedelolactone giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trị điều trị vàng da do viêm gan.
- Một nghiên cứu của Hoa Kỳ năm 2015 cũng chỉ ra rằng dịch chiết ethanol từ cỏ nhọ nồi giúp cải thiện hoạt động các enzyme chống oxy hóa trong gan. Điều này giúp tăng khả năng tái tạo tế bào gan, bảo vệ gan khỏi độc tính của bia rượu và thực phẩm có hại.
- Đặc biệt, nghiên cứu ở Ấn Độ năm 2011 còn xác nhận rằng trong cây nhọ nồi có thành phần giúp ngăn chặn và tiêu diệt sự sinh sản các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan. Các hoạt chất của cây giúp mất kết nối các phân đoạn DNA, loại bỏ tế bào ung thư, giảm tác hại từ các tế bào ung thư đến tế bào khỏe mạnh.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa: Cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất có hiệu quả trung hòa axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng như: nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ chua, giảm khó chịu do viêm loét dạ dày, khó tiêu, táo bón, ngăn ngừa xuất huyết và giảm đau.
- Kháng khuẩn và giảm đau: Năm 2011, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cỏ nhọ nồi có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn (tiêu biểu như E.coli, tụ khuẩn cầu vàng,..). Theo đó, cây thường được dùng chữa tưa lưỡi ở trẻ, chữa mụn đầu đinh, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra alkaloid và ethanol trong nhọ nồi thường được dùng làm thuốc giảm đau đối với các bệnh nhân suy gan, suy thận, dạ dày tá tràng.
- Chữa viêm: Trong thành phần nhọ nồi có thành phần kháng viêm, tan đờm, có thể dùng điều trị cảm lạnh, ho, cúm, nhiễm trùng hô hấp dạng nhé. Ngoài ra, các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli có thể dùng cỏ nhọ nồi để giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn.
4/TÁC DỤNG PHỤ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Tuy cỏ nhọ nồi là dược liệu tự nhiên, không độc nhưng khi sử dụng cần tránh lạm dụng và lưu ý một vấn đề như:
- Không dùng quá liều, khi kết hợp cùng các thực phẩm hoặc thuốc khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
- Không nên dùng vật dụng bằng kim loại để sắc thuốc, dùng nồi đất hoặc nồi sứ để hiệu quả thuốc tối ưu nhất.
- Người viêm đại tràng mạn tính, phân lỏng, phụ nữ mang thai không được dùng cỏ nhọ nồi.
Reviews
There are no reviews yet.