Cẩm nang sức khoẻ, Gan mật

SUY GAN CẤP NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Suy gan cấp là một bệnh lý phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này lại không phổ biến và khó nhận biết. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh suy gan cấp.

1. Suy gan cấp là gì?

Suy gan cấp hay suy gan cấp tính (ALF) là tình trạng tổn thương tế bào gan nghiêm trọng xảy ra ở người không có tiền sử mắc bệnh về gan. Bệnh không thường gặp nhưng có tỷ lệ tử vong từ 50 – 90% nếu không điều trị kịp thời. 

Suy gan cấp không phổ biến nhưng rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Suy gan cấp được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: chưa xuất hiện vàng da.
  • Giai đoạn giữa: triệu chứng vàng da xuất hiện.
  • Giai đoạn cuối: xuất hiện bệnh lý não gan.

Về phân loại lâm sàng, suy gan cấp tính gồm các mốc thời gian:

  • Suy gan tối cấp 7 ngày
  • Suy gan cấp 8 – 28 ngày
  • Suy gan bán cấp 5 – 12 tuần

Tình trạng não gan gồm 4 mức độ:

  • Độ 1: hơi lẫn, rối loạn giấc ngủ nhẹ, run nhẹ, nói nhịu, hưng phấn hoặc trầm cảm.
  • Độ 2: run nhiều, lơ mơ, mất định hướng
  • Độ 3: lịm đi, thường xuyên bị run
  • Độ 4: hôn mê sâu, hết run.

2. Biểu hiện của suy gan cấp

Suy gan cấp hoàn toàn có thể tiến triển rất nhanh ngay cả ở người có sức khỏe bình thường. Vì vậy cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh gồm:

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy gan cấp tính để điều trị kịp thời

  • Đau hạ sườn phải
    • Vàng da (dấu hiệu phổ biến của các bệnh liên quan đến gan) đi kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sợ dầu mỡ, buồn nôn và nôn, hơi thở có mùi.
  • Cổ trướng
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Phù não
  • Mất vùng đục trước gan
  • Rối loạn ý thức (xuất hiện sau 2 – 8 tuần từ khi bắt đầu vàng da) đi từ nhẹ đến nặng như: rối loạn giấc ngủ ⇒ trầm cảm/kích thích ⇒ khó kiểm soát hành vi ⇒ lẫn lộn/mất trí nhớ ⇒ hoang tưởng ⇒ hôn mê.
  • Sốt, suy hô hấp, tụt huyết áp, tim đập nhanh, hạ đường máu, suy thận, co giật,….

3. Nguyên nhân gây suy gan cấp

  • Virus viêm gan: Phổ biến là viêm gan B (đồng nhiễm viêm gan D). Viêm gan C không phải nguyên nhân chính gây suy gan cấp tính. Bên cạnh đó một số virus có thể gây suy gan cấp như: Cytomegalovirus, Epstein-Barr, Herpes Simplex, Parvovirus B19, Varicella-zoster, viêm gan A (hiếm gặp), viêm gan E, các virus gây sốt xuất huyết…
  • Chất độc: độc tố phổ biến nhất là Acetaminophen thường liên quan đến liều lượng. Người bị tổn thương gan do bia rượu hay các loại thuốc thường dễ nhiễm chất độc này. Một số chất độc khác có thể kể đến bao gồm: thuốc chống lao, hợp chất sắt, thuốc chống viêm không steroid, amoxicillin, nấm amanita phalloides.
  • Lạm dụng thuốc: Sử dụng quá liều Paracetamol (hay Acetaminophen) gây suy gan cấp tính. 
  • Các bệnh lý khác: bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa (gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai phụ, Wilson, hội chứng Reys), ung thư, sốc nhiễm trùng, đột quỵ nhiệt (làm việc cường độ cao trong môi  trường nhiệt độ cao)

4. Biến chứng của suy gan cấp

Những biến chứng điển hình của suy gan cấp tính khi không được điều trị kịp thời

  • Suy thận
  • Nhiễm trùng huyết
  • Phù não (nguyên nhân chính gây tử vong)
  • Não gan
  • Rối loạn đông máu và suy đa tạng, dẫn đến tử vong

Não gan là biến chứng nguy hiểm gây tử vong cao của suy gan cấp

 

Suy gan cấp tính là bệnh lý tiến triển nhanh và nguy cơ tử vong cao. Để phòng tránh bệnh cần nhận biết các dấu hiệu từ sớm đồng thời thực hiện các thói quen tốt cho sức khỏe như: tiêm phòng viêm gan B, hạn chế rượu bia, thận trọng khi dùng thuốc, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm, dược liệu tốt cho gan. Tiêu biểu có thể kể đến G3 Control – thực phẩm giúp hạ men gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Thành phần dược liệu 100% nên hoàn toàn lành tính.