Chúng ta đều biết gan là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chu kỳ hoạt động của gan được điều chỉnh dựa vào chu kỳ ngủ – nghỉ của cơ thể. Theo đó, gan chỉ thật sự khỏe khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Việc thiếu ngủ hay mất ngủ kéo dài sẽ trở thành tác nhân chính gây bệnh cho gan.
1. Thời gian ngủ tốt nhất là khi nào?
Theo nghiên cứu, tổng thời gian ngủ của mỗi người chiếm khoảng 36% thời gian sống. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta dành ⅓ cuộc đời cho giấc ngủ. Tuy nhiên thời gian ngủ này hoàn toàn không lãng phí nếu đúng giờ và đúng cách. Vậy thế nào là thời gian ngủ tốt nhất?
Thời điểm ngủ lý tưởng được khuyến cáo là từ 10 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Vì khoảng thời gian từ 23 giờ đến 1 giờ là thời điểm gan, mật, phổi tiến hành quá trình thải độc cơ thể. Hiệu quả của việc thải độc chỉ tốt nhất khi cơ thể đã ngủ say.
Ngủ đúng giờ để gan hoạt động hiệu quả
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, gan kết thúc quá trình thanh lọc. Lúc này nếu cơ thể không ngủ say có thể gây thiếu hụt lượng máu trong gan, làm tổn thương tế bào gan. Từ 5 giờ – 7 giờ sáng là thời gian vàng để đào thải độc tố ra bên ngoài thông qua các hoạt động vệ sinh cá nhân. Theo lịch trình này, nếu bạn thức quá khuya, dậy quá muộn hay ngủ không sâu giấc đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan.
2. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Thiếu ngủ gây rối loạn chức năng gan, hủy hoại tế bào gan
Thức quá khuya trong thời gian dài dẫn đến tình trạng gan nhầm lẫn nhịp sinh học của cơ thể, gây rối loạn chức năng gan. Hệ quả là sản sinh nhiều chất trung gian độc hại, kích hoạt tế bào kupffer. Đây là một đại thực bào nằm trong xoang gan. Vai trò của kupffer là xử lý vi khuẩn, hồng cầu già chết để tạo nên các phản ứng miễn dịch. Khi tế bào này được kích hoạt dẫn đến việc giải phóng các chất gây viêm (TNF-α, TGF-β, interleukin,…), hủy hoại tế bào gan.
Thiếu ngủ lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan
Việc ngủ muộn còn dẫn đến hệ lụy là thiếu ngủ vào hôm sau, tạo thêm áp lực cho gan. Giấc ngủ không đủ còn làm thiếu hụt máu trong gan, gây tổn thương gan và rối loạn chức năng gan. Người có tiền sử mắc bệnh gan khi thiếu ngủ sẽ làm tình trạng bệnh tăng nặng.
Thiếu ngủ gây tăng áp lực cho gan, suy giảm chức năng gan
Một nghiên cứu cho thấy khi đứng thẳng lượng máu lưu hành trong gan giảm 40%, khi vận động giảm 80 – 85% và chỉ đạt mức tốt nhất khi nằm nghỉ ngơi. Như vậy nếu bạn thường xuyên thức khuya, ngủ không sâu giấc, các chất độc trong cơ thể thay vì đào thải ra ngoài sẽ lưu lại trong máu do gan làm việc không hiệu quả. Người thức đêm nhiều còn tăng tiết adrenalin tạo thêm gánh nặng cho gan và thận.
Thiếu ngủ là tác nhân âm thầm gây suy gan
Người thường mất ngủ, thiếu ngủ sức đề kháng sẽ kém, ảnh hưởng quá trình tự phục hồi của gan. Nếu gan hoạt động không ổn định dẫn đến việc khí huyết không lưu thông, độc tố không được đào thải tạo thành tổn thương lâu ngày và dần nghiêm trọng hơn cho cơ thể. Biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng da thô ráp, thường xuyên khô họng, dễ mệt mỏi và hay cáu gắt. Những người bị viêm gan thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
Việc duy trì một lá gan khỏe mạnh ngoài dinh dưỡng đúng cách và đầy đủ còn cần thêm những giấc ngủ chất lượng, khoa học. Vì thế bạn cần xây dựng thời gian làm việc – nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya trong thời gian dài. Trường hợp bạn gặp tình trạng khó ngủ, có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên như ngâm chân, sử dụng dược liệu an toàn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng cường chức năng gan từ thành phần tự nhiên để hỗ trợ phục hồi và bảo vệ gan.