Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người, giúp bạn nghỉ ngơi sau những thời gian làm việc và học tập chăm chỉ. Tuy nhiên, độ tuổi nào cũng gặp phải tình trạng mất ngủ. Đặc biệt là ở người lớn, tình trạng mất ngủ càng thể hiện rõ.
Mất ngủ ở người lớn là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không quay lại giấc ngủ ngay sau đó.
Mất ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng của cuộc sống
Các yếu tố gây mất ngủ ở người già thường là do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, dễ bị thức giấc hơn, thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa,… Bên cạnh đó, người già thường gặp các bệnh lý khác như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,… đều làm giảm chất lượng giấc ngủ.
1. Mất ngủ ở người lớn do rối loạn giấc ngủ nguyên phát
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát – không do bệnh lý và nguyên nhân tâm thần biểu hiện như:
- Do suy giảm chức năng: hệ quả của quá trình lão hoá tự nhiên. Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hoá. Trong đó, các tế bào thần kinh bị huỷ hoại và suy giảm chức năng so với người trẻ tuổi. Chính vì vậy gây ra tình trạng mất ngủ ở người lớn cao hơn các độ tuổi khác
- Ngưng thở hoặc hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ: có một sự thay đổi đột ngột trong thời gian ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ
- Trầm cảm, lo lắng hay sa sút trí tuệ là những nguyên nhân tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: rối loạn hành vi chu kỳ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh. Thường có những biểu hiện như: la hét, nghiến răng trong giấc ngủ REM
2. Mất ngủ ở người lớn do rối loạn giấc ngủ bởi các bệnh lý nội khoa
Người lớn tuổi thường dễ mắc các căn bệnh có liên quan và ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây rối loạn giấc ngủ, phổ biến nhất là các bệnh về xương khớp mãn tính với các cơn đau nhức tái phát dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu,..Ngoài ra, còn có các bệnh như viêm phế quản mãn tính, ho kéo dài, hen suyễn,..cũng dẫn đến mất ngủ ở người lớn tuổi.
Theo một nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở người lớn tuổi tại Singapore đã chứng minh rằng những người có vấn đề về giấc ngủ thường có những bệnh lý đi kèm và ít vận động.
3. Rối loạn giấc ngủ do thuốc
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người lớn mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn là rối loạn giấc ngủ do sử dụng một số loại gây nên mất ngủ, chẳng hạn như:
- Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc hạ áp
- Thuốc adrenergic dùng trong tình trạng đe doạ tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập.
4. Những nguyên nhân khác gây mất ngủ ở người lớn
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây mất ngủ ở người lớn tuổi như:
Do môi trường: ô nhiễm tiếng ồn, không gian ngủ thiếu trong lành,… Cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người lớn
Do chế độ ăn, uống, sinh hoạt không hợp lý: việc ăn uống thiếu chất, không đúng giờ, đặc biệt thường xuyên uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích khác như cafe, trà đặc,..cũng gây nên mất ngủ ở người lớn
5. Tác hại nghiêm trọng của mất ngủ ở người lớn tuổi
Mất ngủ ở người lớn còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và mệt mỏi như:
- Mất ngủ ở người nhiều tuổi gây nên các bệnh tim mạch: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao, tạo áp lực cho tim
- Những người bị thiếu ngủ phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh
- Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch hoạt động không tốt khi bạn mệt mỏi
- Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2
6. Khắc phục mất ngủ
Để cải thiện mất ngủ bạn không nên sử dụng thuốc. Dưới đây các biện pháp cải thiện tình trạng ngủ không sâu ở người lớn tuổi.
Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày: điều này giúp bạn có một sức khoẻ dẻo dai. Có một giấc ngủ sâu, luôn tràn đầy năng lượng.
- Gác lại công việc: chuẩn bị tinh thần thoải mái, gác lại những việc chưa giải quyết
- xong để có giấc ngủ thoải mái, thư giãn.
- Cố gắng tạo thói quen về giấc đi ngủ: bạn nên thiết lập đồng hồ sinh học cho bản thân, để đi vào giấc ngủ dễ dàng. Từ đó, tránh ngủ chập chờn, mất giấc.
- Khi thức dậy nên nằm khoảng 5 phút sau đó xuống giường. Không nên ở lại giường quá lâu.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn, đồ uống không tốt vào cơ thế. Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát, duy trì nhiệt độ phòng ổn định. Việc này có ích cho giấc ngủ bạn rất hiệu quả.
Các biện pháp cải thiện
- Điều trị các bệnh lý gây mất ngủ kể trên.
- Hạn chế tối đa việc uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.
- Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh căng thẳng, lo lắng trước khi đi ngủ.
- Thư giãn cơ thể bằng cách mát-xa hoặc tắm với nước ấm để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đối với người cao tuổi vì tuổi càng cao lượng Melatonin giảm nghiêm trọng. Ngoài những cách chữa trị tự nhiên thì người già có thể nhờ sự hỗ trợ của các thuốc chứa Melatonin để bổ sung cân bằng yếu tố then chốt này để có được giấc ngủ ngon nhanh chóng hơn.
Nguồn: http://ttyttanphudong.vn/