Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG
CÂY GỐI HẠC
Back to products
CÂY TAM THẤT
Click to enlarge

CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

  • Tên khác: Náng lá rộng, thập bát học sỹ, tỏi lơi lá rộng hay tỏi Thái Lan, hoàng cung trinh nữ
  • Tên khoa học:  Crinum latifolium L.
  • Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên khác: Náng lá rộng, thập bát học sỹ, tỏi lơi lá rộng hay tỏi Thái Lan, hoàng cung trinh nữ
  • Tên khoa học:  Crinum latifolium L.
  • Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).

1. PHÂN BỐ:

Trinh nữ hoàng cung là loài bản địa của Ấn Độ. Hiện nay, cây được di thực sang khu vực Đông Nam Á và trồng rộng rãi ở một số quốc gia như Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Philippin.

Ở nước ta, cây có thể phát triển tốt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.  Những địa phương trồng nhiều cây trinh nữ hoàng cung nhất như Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu, Huế, Lâm Đồng… Hoa láng có hình dáng khá bắt mắt nên nhiều người còn đánh vào chậu cấy để làm cảnh trước nhà.

2. ĐẶC ĐIỂM:

  • Cây thuộc dạng thân cỏ, mọc thẳng, thân hành đường kính tương đương với một củ hành tây to. Các bẹ lá úp vào nhau có thể tạo thành thân giả có chiều dài khoảng 10-15cm
  • Lá trình nữ hoàng cung mỏng, có mép hình gợn sóng, chiều dài lá từ 80 – 100cm và chiều rộng trung bình khoảng 5cm. Lá có gân chạy song song. Những lá ở sát đất có đầu bẹ màu đỏ tím.
  • Sống lá nổi rõ ở mặt dưới và tạo thành một cái rãnh ở mặt trên.
  • Hoa mọc thành tán. Thông thường sẽ có khoảng 6 – 18 hoa mọc chung trên một cán dài khoảng 30-60cm. Cánh hoa dài, nở xòa ra 2 bên, màu trắng pha lẫn tím đỏ. Bao phấn hình sợi, nhị ngã, bầu hình ống chỉ.
  • Quả thường ra vào tháng 8 và 9 hàng năm, hình cầu
  • Củ con mọc ra từ thân hành. Có thể xuất hiện nhiều củ cùng lúc. Những củ này thường được tách ra và trồng sẽ phát triển thành cây con mới.

Phân biệt cây trình nữ hoàng cung với cây náng trắng, lan huệ

Cây trinh nữ hoàng cung thoạt nhìn có nhiều nét giống với cây náng trắng và cây lan huệ nên rất nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên công dụng xét trên khía cạnh y học của 3 loại cây này là hoàn toàn khác nhau. Do đó cần biết cách phân biệt để không sử dụng nhầm dược liệu. Có thể nhận biết 3 loại cây này thông qua những đặc biệt nhận diện như sau:

  • Cây trinh nữ hoàng cung: Phần lá mỏng, màu xanh nhạt hơn. Hoa khi còn là búp chưa nở có màu hồng nhạt, lúc mới nở mặt dưới của cánh hoa cũng có vệt hồng. Phần củ của cây này có dạng hình cầu. Sau khi phơi khô sẽ tạo thành dược liệu có hương thơm đặc trưng.
  • Cây náng trắng: Phần củ thuôn dài hơn, màu đỏ nhạt. Lá của cây náng trắng có bản to, dày hơn và màu xanh sẫm. Hoa của loại cây này có màu trắng hoàn toàn.
  • Cây lan huệ: Phần lá dài hơn và mỏng nhất trong 3 loại cây. Hoa của cây này có màu trắng và đỏ đậm, phần củ cũng có hình cầu nhưng nhỏ hơn. Khi phơi khô lá của cây lan huệ không có hương thơm.

Thành Phần hoá học: Cây chứa thành phần chủ yếu là alcaloid với 32 loại khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là các hoạt chất sau:

  • Crinafolin
  • Crinafolidin
  • Lycorin
  • β -epoxyambellin 
  • Hamayne
  • Hợp chất bay hơi
  • Aldehyd
  • Acid hữu cơ
  • Terpen v
  • Glucan A
  • Glucan B
  • Các glucoalcaloid
  • Latisodin
  • Pratorimin
  • Pratosin
  • 2-epilycorin
  • 2-epipancrassidin
  • Methanol

3. CÔNG DỤNG:

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong loại thảo dược này có những tác dụng sau:

  • Cao Methanol và alcaloid có khả năng ức chế quá trình phân bào. Nó cũng giúp làm chậm lại sự phát triển của khối u khi thực nghiệm trên chuột nhắt bị ung thư đùi.
  • Lycorin có tác dụng ức chế protein và DNA trong tế bào trên cơ thể chuột. Ngoài ra, chất này cũng khiến các tế bào u bị giảm khả năng sống sót, đồng thời ức chế sự sinh trưởng và phát triển của virus gây bệnh bại liệt.
  • Y học cổ truyền Ấn Độ dùng thân hành của cây trinh nữ hoàng cung để chữa mụn nhọt, thấp khớp, áp xe mưng mủ. Lá được chiết dịch làm thuốc nhỏ trị đau tai. Campuchia dùng loại thảo dược này để ngừa thai.
  • Hiện nay, trinh nữ hoàng cung còn được dùng chủ trị các chứng u tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tụ máu, đau khớp, viêm phế quản, viêm họng, u vú, rong kinh…

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG:

Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm

  • Cách 1: Hái lá trinh nữ hoàng cung đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
  • Cách 2: Chuẩn bị các vị gồm củ trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Dùng thuốc dạng sắc, mỗi ngày 1 thang.
  • Cách 3: Lấy thân hành ( củ ) trinh nữ hoàng cung về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.

Chữa viêm loét dạ dày, u vú

  • Cách 1: Hái 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
  • Cách 2: Dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung khô. Sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.

Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20 – 25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.

Điều trị bệnh viêm phế quản, ho

  • Cách 1: Chuẩn bị các thành phần gồm lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc lấy 200ml nước chia làm 3 lần uống.
  • Cách 2: Dùng lá bồng bồng và lá táo chua mỗi loại 12g, lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử 6g. Mỗi ngày sắc một thang chia làm 2 – 3 lần uống. 

Trị viêm họng hạt

Dùng 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem 2 vị thuốc trên rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.

Trị u xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi

  • Cách 1: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung uống làm 2 – 3 lần trong ngày
  • Cách 2: Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung kết hợp với 12g xa tiền tử và 6g hương tư tử. Mỗi ngày dùng 1 thang dạng thuốc sắc.
  • Cách 3: Chuẩn bị huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, Ba kích (sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2 – 3 lần trong ngày.

Điều trị bệnh u xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới

  • Cách 1: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung sắc uống vài lần trong ngày cho hết
  • Cách 2: Kết hợp lá trinh nữ hoàng cung, hạ thảo khô mỗi vị 20g với 6g hương tư tử, 8g hoàng cầm và 12g rễ cỏ xước. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Lá trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, ngải cứu tươi mỗi vị 20g, ích mẫu 12g, hương tư tử 6g. Sắc uống tương tự như bài trên.
  • Cách 4: Chuẩn bị hương tử tư 6g, lá trắc bách 12g (sao đen ), lá trinh nữ hoàng cung 20g. Đem thuốc sắc uống ngày 1 thang.

Trị  mụn nhọt:

  • Cách 1:  Lấy một ít trinh nữ hoàng cung, có thể dùng lá hoặc củ, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt khi thuốc còn nóng
  • Cách 2: Dùng trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Cách 3: Kết hợp 20g lá trinh nữ hoàng cung với 6g cườm thảo đỏ và 20g kim ngân hoa. Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Điều trị dị ứng da, nổi mẩn ngứa

Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g ngân hoa thán, 12g ké đầu ngựa, 6g cườm thảo đỏ. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, tối.

Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung

Dùng các vị: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g và 10g xuyên điền thất. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.

Lưu ý sử dụng Trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu rất quý hiếm với nhiều công dụng phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là với các bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt… Tuy nhiên đây là một cây thuốc nên không thể dụng bừa bãi hoặc lạm dụng liên tục. Khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Khi đang sử dụng cần kiêng ăn rau muống, bởi các chất có trong rau muống có thể làm giảm tác dụng của loại dược liệu này.
  • Không tự ý sử dụng để chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
  • Tránh nhầm lần cây trinh nữ hoàng cung với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên sử dụng thảo dược này với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người bị suy thận, suy gan.
  • Không sử dụng song song với các loại thuốc Tây để tránh tương tác thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm. Quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ.

Trích nguồn: Caythuocdangian.com/duoclieuvietfarm.com/vienyduochocdantoc.vn/trungtamthuocdantoc.com/tapchiyhoccotruyen.com

 

Related products

ĐINH LĂNG

  • Tên khác: Cây gỏi cá, nam dương sâm
  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms
  • Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
  • Bộ phận dùng: Rễ, thân, cành, lá.
Read more
20210203_013146_413216_cong-dung-cua-gung.max-800x800-1[1]

CỦ GỪNG

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương…có vị cay, tính ấm… Được trồng phổ biến
Read more

BẠCH ĐỒNG NỮ

  • Tên khác: Mò trắng, Mò mâm xôi, Bấn trắng
  • Tên khoa học: Clerodendrum chinense (Osbeck.) Mabb var. simplex (Mold.) S. L. Chen
  • Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
  • Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa
Read more

NHỌ NỒI

   1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên. Tên khoa học: Eclipta
Read more

GIẢO CỔ LAM

  • Tên tiếng Việt: Giảo cổ lam, Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)
  • Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giúp hạ huyết áp, lưu thông máu, giúp dễ ngủ
Read more

KÉ ĐẦU NGỰA

  • Tên khác: Thương nhĩ
  • Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
  • Họ: Cúc (Asteraceae)
  • Bộ phận dùng: Quả già
Read more

ACTISO XANH

Tên gọi khác: Actiso xanh (Việt Nam), Artichoke, globe artichoke (Anh), artichaut (Pháp)

Tên khoa học: Cynara scolymus,- thuộc họ cúc Công dụng :
Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Read more

KIM TIỀN THẢO

  • Tên khác: Đồng tiền lông, mắt trâu, vảy rồng
  • Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.