- Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra, thuộc họ Đậu (Fabaceae)
- Tên gọi khác: diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo
1. Phân bố:
Nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng ở nhiều nơi khác nhau. Ở Việt Nam, cam thảo bắc trồng nhiều nhất tại các tỉnh phía bắc như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La.
Cam thảo bắc trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc nước ta
2. Đặc điểm:
Cam thảo bắc là loại cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây cao từ 0.5 – 1.5m, mọc thẳng đứng và khá yếu. Rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép, mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim. Hoa có màu tím nhạt, nhỏ, hình bướm và mọc thành chùm.
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cam thảo bắc là rễ và thân cây. Thân được cắt thành đoạn dài 15 – 30cm, rễ con được cắt bỏ, rửa sạch, ủ cho hơi lên men hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây là thân và rễ
Phân biệt cam thảo bắc và cam thảo nam: Cùng tên cam thảo, nhưng cam thảo bắc và cam thảo nam là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau
Cam thảo bắc | Cam thảo nam | |
Tên khoa học | Glycyrrhiza glabra | Scoparia dulcis |
Tên gọi khác | diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo | cam thảo đất, dã cam thảo, trôm lay |
Họ | Đậu | Hoa mõm sói |
Phân bố | phổ biến nhất ở Trung Quốc và trồng ở một vài tỉnh phía bắc nước ta | Mọc hoang khắp cả nước |
Thu hoạch | Sau 3 – 4 năm và thu hoạch từ cuối mùa thu sang đông | Quanh năm |
Bộ phận sử dụng | Rễ và thân dạng phơi hoặc sấy khô | Toàn bộ cây đều có thể dùng dạng tươi hoặc phơi khô |
Đặc điểm chính |
|
|
Công dụng chính |
|
|
3. Công dụng:
Tác dụng của cam thảo bắc đều được y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận.
- Theo y học cổ truyền:
Cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc, hạ nhiệt. Cam thảo tẩm mật có tính ấm giúp nhuận phế, điều hòa vị thuốc. Cam thảo bắc thường được dùng trong nhiều bài thuốc như: chữa cảm, ho, viêm họng, viêm xoang, viêm đại tràng, suy thận, suy gan, mụn nhọt, tiêu chảy, ngộ độc, đau dạ dày. Cam thảo tẩm mật chữa kém ăn, suy nhược.
Cam thảo bắc là vị thuốc quen thuộc trong đông y
Theo y học hiện đại:
Thành phần chính của cam thảo bắc là glycyrrhizin và flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, tăng cường miễn dịch và bảo vệ gan. Một số công năng chính của cam thảo được biết đến như:
- Giải độc: loại bỏ nhiều loại độc tố do physostigmin, histamine, pilocarpine, chloralhydrat, barbituric
- Tiêu viêm: giúp ức chế tụ cầu vàng, loại bỏ trực khuẩn lao, coli, amip, trùng roi. Thành phần Acid Glucuronic và Glycyrrhizic trong cam thảo bắc có khả năng kháng viêm rất tốt.
- Bảo vệ gan: Thành phần glycyridin giúp hình thành hàng rào bảo vệ gan khỏi các tác nhân có hại.
- Trị huyết áp thấp: giúp bù muối, giữ nước, đào thải Kali gây phù nề, cải thiện chỉ số huyết áp.
Cam thảo bắc cũng được y học hiện đại công nhận về nhiều tác dụng
- Chống loét tiêu hóa: giảm tiết axit, chống loét, thúc đẩy phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Giảm mỡ, điều hòa nội tiết tố: Glycyrrhizin giúp giảm mỡ và điều hòa nội tiết tố.
- Giảm ho, chống co thắt: Saponin trong cam thảo bắc giúp chống viêm, giảm co thắt, long đờm và giảm ho.
Lưu ý cần biết khi sử dụng:
- Sử dụng quá nhiều cây cam thảo bắc làm hạ kali trong máu, gây yếu cơ, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Người huyết áp cao không nên sử dụng. Người dùng rễ cây cam thảo bắc hơn 2 tuần có thể bị ứ nước hoặc rối loạn chuyển hóa.
- Chất glycyrrhiza có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi, gây sinh non, dọa sẩy. Vì thế không nên dùng cam thảo bắc cho phụ nữ có thai.
- Cam thảo bắc tương tác với thuốc lợi tiểu, thuốc hạ kali, thuốc tăng huyết áp, thuốc trị viêm, thuốc hormone, thuốc ngừa thai. Cam thảo bắc cũng kỵ với nhân trần. Vì thế không kết hợp cam thảo bắc với các loại thuốc này.
Reviews
There are no reviews yet.