Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu BẠC HÀ
KIM TIỀN THẢO
Back to products
BẠCH ĐỒNG NỮ
Click to enlarge

BẠC HÀ

  • Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
  • Reviews (0)
Description
  • Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

1. PHÂN BỐ

Cây bạc hà thường phân bố ở các vùng Âu Á có khí hậu ôn đới. Ở nước ta, bạc hà thường mọc hoang nơi đất ẩm ở các vùng núi cao.

Hiện nay cây bạc hà được di thực và trồng ở nhiều nơi.

2. ĐẶC ĐIỂM

Bạc hà là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân mềm có hình vuông có màu xanh lục hoặc tía, chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm. Lá mọc đối xứng, có hình bầu dục – đôi khi lá có hình dạng tương tự quả trứng, răng đều.

Hoa bạc hà nở vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, có màu trắng, tím hồng hoặc hồng, mọc ở cuống lá và thân tạo thành chùm hoa. Quả có kích thước nhỏ, gồm khoảng 4 hạt. Thân, lá, hoa của cây bạc hà có lông nhỏ để bảo vệ cây và bài tiết tinh dầu.

Trong cây bạc hà có chứa các thành phần hóa học sau: Camphene, Menthol, Menthone, Isomenthone, Menthyl Acetate, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, Piperitenone, d-Neomenthol,…

Thành phần chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu. Tinh dầu chiếm khoảng 0.5 – 1.5%. Thành phần và nồng độ có trong tinh dầu tùy thuộc vào từng loại bạc hà.

3. CÔNG DỤNG

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Bạc hà có tác dụng dược lý đa dạng. Dưới đây là một số tác dụng được tổng hợp từ nghiên cứu dược lý hiện đại.

  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ cây bạc hà có khả năng ức chế virus Salmonella Typhoit và ECHO (Trung Dược Học ghi chép).
  • Tác dụng sát khuẩn mạnh: Thành phần trong bạc hà được sử dụng giảm ngứa đối với một số bệnh ngoài da, tai mũi họng,… (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng trên cơ trơn: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy thành phần Menthol và Menthone có khả năng ức chế ruột thỏ.
  • Tác dụng ức chế cơn đau: Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là Menthol có khả năng bốc hơi nhanh gây ra cảm giác tê và mát tại chỗ. Do đó được sử dụng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng ức chế hô hấp và tuần hoàn: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế hô hấp dẫn đến ngưng thở và tim ngưng đập hoàn toàn ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác động đến thân nhiệt: Tinh dầu bạc hà có thể gây hưng phấn và tăng bài tiết của tuyến mồ hôi khiến thân nhiệt hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
  • Giảm khả năng vận động và chống co thắt của trực tràng.
  • Ở liều cao, tinh dầu bạc hà còn kích thích tủy sống và gây tê liệt phản xạ.

Theo Y học cổ truyền bạc hà có tác dụng:

  • Thông các khớp, điều trị cảm, đau đầu, tác dụng long đờm (Bản Thảo Đồ Kinh ghi chép).
  • Chủ trị trung phong, uất nhiệt, thương táo và điên giản (Bản Thảo Thuật ghi chép).
  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích thực và hóa đờm.
  • Tác dụng phát hãn và trừ phong nhiệt (Thực Liệu Bản Thảo ghi chép)
  • Kích thích tiêu hóa, trừ tặc phong. Trị trúng phong gây hạ khí, đầu đau, nôn ra đờm, mất tiếng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo ghi chép).
  • Điều trị răng đau, chỉ huyết lỵ, ho do nhiệt, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu ghi chép).
  • Trị thương hàn đầu đau, ung nhọt, ngứa, hoắc loan và thổ tả (Trấn Nam Bản Thảo ghi chép).
Reviews (0)

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “BẠC HÀ” Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related products

BÁCH BỆNH

1/ Tên gọi khác: Tên nhân gian : mật nhân, bá bệnh, hậu phác nam Tên khoa học: Eurycoma longifolia
Read more

LÁ SEN

Tên gọi khác: liên, quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái) Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn. Họ: Sen - Nelumbonaceae Công dụng: chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, thuốc cầm máu, đại tiện ra máu
Read more

KIM TIỀN THẢO

  • Tên khác: Đồng tiền lông, mắt trâu, vảy rồng
  • Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

GIẢO CỔ LAM

  • Tên tiếng Việt: Giảo cổ lam, Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)
  • Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giúp hạ huyết áp, lưu thông máu, giúp dễ ngủ
Read more

MƯỚP ĐẮNG

16 tác dụng của mướp đắng giúp chữa bệnh:
  • Chống nấm.
  • Chống viêm.
  • Tốt cho gan.
  • Chống ung thư.
  • Chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tốt cho da và tóc.
  • Tăng cường thị lực.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Tốt cho hệ sinh sản ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
  • Cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe.
Read more
dang-sam-1

Đảng Sâm

  • Tên khoa học: Codonopsis pilosula, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên gọi khác: đẳng sâm, thượng đẳng sâm, hồng đẳng sâm, sâm rừng
Read more

VÔNG NEM

  • Khi nói đến lá vông nem mọi người thường nghĩ ngay đến loại cây được trồng bên hàng rào làm cây cảnh của nhiều gia đình.
  • Không chỉ thế lá của cây vông nem còn xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của nhiều nhà.
  • Ngoài công dụng trang trí, cây vông nem còn nhiều tác dụng tới sức khỏe con người. Công dụng:
  • An thần, gây ngủ, hàn vết thương (Lá sắc uống). Lòi dom (Lá tươi hơ nóng đắp)
Read more

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.