- Tên khác: Cây chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm non
- Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
- Họ: Ngũ gia (Araliaceae).
- Bộ phận dùng: Vỏ thân
1. PHÂN BỐ
Cây mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta, chủ yếu ở Cao Bằng, Sa Pa, Phú Thọ, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Thảo dược này cũng có mọc và sinh trưởng tại một số địa phương ở Trung Quốc (Tứ Xuyên và Quảng Châu).
2. ĐẶC ĐIỂM
Ngũ gia bì là cây thân nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3m, thân có nhiều gai. Lá mọc so le, hình kép chân vịt có từ 3 – 5 lá chét, phiến lá thuôn dài hoặc có hình bầu dục, đầu nhọn, phía cuống hơi thóp lại. Cuống là dài khoảng 4 – 7cm. Học mọc ở đầu cành, màu vàng xanh, mọc chủ yếu vào đầu mùa hạ. Quả mọng, khi chín có màu đen, hình cầu, đường kính khoảng 2.5mm.
Vỏ ở thân có chứa từ 0.9 – 15 tinh dầu, vỏ rễ và vỏ cành chứa saponin triterpene.
3. CÔNG DỤNG
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng giảm mệt mỏi, chống suy nhược được đánh giá tốt hơn nhân sâm (theo Trung Dược Học).
- Thảo dược có tác dụng tăng thể lực, trí lực và chống lão suy, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng chức năng tuyến sinh dục và xúc tiến tổ chức tái sinh (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng tăng sức chịu đựng của cơ thể trong những điều kiện như rối loạn nội tiết, thiếu oxy, nhiệt độ cao, tăng huyết áp, nhiễm độc, phóng xạ,… (theo Trung Dược Học).
- Thảo dược có khả năng điều chỉnh quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh nên có tác dụng an thần rõ rệt. Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh của thảo dược không ảnh hưởng đến giấc ngủ (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bao gồm tăng nhanh sự hình thành các kháng thể, tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, kháng tế bào ung thư, tăng trọng lượng của lách, kháng virus và cân bằng các phản ứng của hệ miễn dịch (theo Trung Dược Học).
- Thảo dược có tác dụng giãn mạch nhằm hạ huyết áp và tăng lưu lượng máu động mạch vành (theo Trung Dược Học).
- Ngũ gia bì có tác dụng chống ung thư (theo Trung Dược Học).
- Dược liệu có tác dụng chống viêm đối với phản ứng viêm cấp và mãn tính (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng cầm ho, long đờm và giảm cơn ho do suyễn.
Theo y học cổ truyền:
- Hạ khí bổ ngũ lao, minh mục và thất thương (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Mạnh gân xương (theo Bản Thảo Cương Mục).
- Mạnh gân xương và trừ phong thấp (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Phúc thống, ích khí, chủ tâm phúc sán khí, trị ung nhọt lở loét và trẻ em không đi được (theo sách Bản Kinh).
- Minh mục (làm sáng mắt), trị chứng trúng phong, bổ ngũ lao thất thường, hạ khí, khớp xương co cứng (theo Nhật hoa tử bản thảo).
- Ích tinh, tằn trí nhớ, bổ trung và mạnh gân xương (theo Danh Y Biệt Lục).
- Trừ thấp, ích tinh, tiêu thủy, hóa đờm, dưỡng thận, trừ phong (theo Bản Thảo Tái Tân).
- Cường gân cốt, trừ phong thấp và tiêu phù.
- Trị nam tử dương nuy (chứng rối loạn cương dương), tiểu khó, âm nang lở chảy nước, nữ nhân ngứa âm hộ, hư gầy, lưng đau, tê yếu chân tay, thuốc bổ trung ích tinh, tăng trí nhớ và mạnh gân xương (theo sách Danh y biệt lục).
Reviews
There are no reviews yet.