Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu NHÂN SÂM
ĐỖ TRỌNG
Back to products
CÂY AN XOA
Click to enlarge

NHÂN SÂM

  • Tên gọi khác: Dã nhân sâm, viên sâm, sâm.
  • Tên dược: Radix ginseng.
  • Tên khoa học: Panax ginseng.
  • Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae).
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
  • Reviews (0)
Description
  • Tên gọi khác: Dã nhân sâm, viên sâm, sâm.
  • Tên dược: Radix ginseng.
  • Tên khoa học: Panax ginseng.
  • Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae).

1. PHÂN BỐ:

Nhân sâm phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tập trung nhiều ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó Sâm Cao Ly của Hàn Quốc được đánh giá là vị thuốc rất quý vì sinh sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Ngọc Linh của Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

2. ĐẶC ĐIỂM:

Nhân sâm là cây thân củ sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 60cm. Lá mọc vòng, lá lép có nhiều lá chét mọc thành hình tương tự chân vịt, lá có cuống dài. Cây ra hoa, kết quả khi được 3 năm tuổi.

Hoa mọc vào đầu mùa hạ, có màu xanh nhạt, mọc ở đầu cành. Quả mọng, kích thước bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, hơi dẹp. Trong quả thường chứa 2 hạt nhưng hạt nhân sâm có chất lượng thường mọc ở cây từ 4 – 5 tuổi.

Nhân sâm là một trong những dược liệu có chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm: Panaxisdes, maltose, nicotinic acid, panaxtriol, riboflavin, gensemin, protopanaxatriol,…

3. TÁC DỤNG:

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

+Tác dụng ức chế và gia tăng vỏ não, nhân sâm có tác dụng điều hòa khi hai quá trình này bị rối loạn. Thành phần saponin ở lượng nhỏ có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh và tác dụng ức chế khi được dùng ở lượng lớn.

+Tăng khả năng phòng vệ trước những tác nhân gây hại và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

+Tác dụng hồi phục huyết áp do mất máu vừa hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp.

+Chống lại ACTH khiến tuyến thượng thận bị phì đại vừa có tác dụng ức chế corticoid làm teo tuyến thượng thận.

+Tác dụng hạ đường huyết cao do chế độ dinh dưỡng vừa có tác dụng tăng đường huyết do insulin gây ra.

+Tăng hiệu suất hoạt động của thể lực và tư duy, giảm mệt mỏi. Cải thiện chức năng não bộ ở người cao tuổi, chống lão hóa và tăng trí nhớ, độ tập trung của não bộ.

+Tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, khả năng miễn dịch của cơ thể và hiệu suất chuyển hóa của tế bào.

+Thực nghiệm cho thấy nhân sâm có khả năng tăng cường sức đề kháng ở động vật đối với mọi bệnh tật.

+Dịch nhân sâm làm tăng khả năng co bóp tim, nếu dùng liều cao có thể giảm co bóp. Dùng cho động vật suy tuần hoàn cấp, nhận thấy dược liệu có tác dụng cường tim rõ rệt.

+Nhân sâm thông qua tuyến yên và vùng dưới đồi nhằm tạo ra ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận và tạo ra tác dụng hưng phấn. Ngoài ra, thân và lá của thảo dược này cũng có tác kích thích hormone ở cả đực và cái.

+Thành phần saponin trong dược liệu giúp tăng cường sự hợp thành sinh vật học lipoprotein và cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa lipid trong gan của chuột cống. Tuy nhiên khi gây tăng cholesterol ở thỏ thì nhận thấy nhân sâm có tác dụng ngăn ngừa tăng choslesterol và hạn chế hình thành xơ vữa động mạch.

+Giảm tác hại của chất phóng xạ đối với cơ thể.

+Tăng chức năng thải độc của gan, bảo vệ gan, tăng khả năng thích nghi của thị lực đối với điều kiện thiếu ánh sáng và nâng cao thị lực.

+Saponin Rh2 trong nhân sâm có khả năng ức chế hoạt động và sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

+Nhân sâm có độc ít.

Theo y học cổ truyền:

+Tác dụng: Đại bổ ích nguyên khí (an tinh thần, minh mục, thông huyết mạch, bổ ngũ tạng, điều trung trị khí, điều trung,…).

+Dùng sống có tác dụng tả hỏa. Khi tẩm sao có tác dụng bổ nguyên khí và bổ tân dịch.

4. BÀI THUỐC

  • Bài thuốc chữa chứng vong âm vong dương (tự ra mồ hôi, chảy máu nhiều, khí thoát, mạch trầm vi tế, suy tuần hoàn cấp,…): Sâm phụ thang: Dùng phụ tử chế 4 – 16g và nhân sâm 3 – 6g, đem sắc uống 6 lần là khỏi. Hoặc dùng bài Độc sâm thang: Dùng sâm 4 – 12g đem chưng cách thủy, uống nhiều lần.
  • Bài thuốc trị tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư, rối loạn tiêu hóa: Tứ quân tử thang: Dùng bạch truật 12g, cam thảo 4g, nhân sâm 4g với bạch linh 12g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị bệnh cảm ở người có khí hư: Sâm tô ẩm: Dùng tô diệp 12g, cát căn 12g, bán hạ 4g, chỉ xác 4g, cam thảo 3g, đại táo 2 quả, phục linh 12g, tiền hồ 4g, trần bì 4g, cát cánh 4g, sinh khương 3 lát đem sắc, sau đó cho thêm mộc hương 3g vào sau. Nhân sâm 4g đem sắc riêng rồi trộn đều vào uống.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính, hen phế quản và tâm phế mạn: Nhân sâm Hồ đào thang: Dùng hồ đào nhục 12g với nhân sâm 4g, đem sắc uống. Hoặc dùng bài Nhân sâm định suyễn thang: Dùng thục địa 20g, hồ đào nhục 16g, ngũ vị tử 8g, thục phụ phiến 12g với tắc kè 8g, đem sắc uống. Đem sâm 8g sắc riêng rồi trộn đều uống.
  • Bài thuốc trị chứng thiếu máu: Bài Tứ vật thang gia thêm nhân sâm: Dùng thục địa hàng 12 – 24g, đương quy 12 – 16g, nhân sâm vừa đủ, bạch thược 12 – 16g, xuyên khung 6 – 8g, sắc nước uống. Hoặc dùng bài Đương quy bổ huyết thang gia thêm sâm: Dùng nhân sâm vừa đủ, đương quy 12 – 16g, hoàng kỳ 20 – 40g, sắc uống.
  • Bài thuốc trị tiểu đường: Tiêu khát ẩm: Dùng thục địa 24g, thiên môn đông 12g, nhâm sâm 16g, kỷ tử 16g, sơn thù nhục 12g đem sắc uống. Cát lâm sâm 8g đem sắc riêng rồi trộn đều vào mùa uống.
  • Bài thuốc trị tỳ hư trẻ em: Trẻ trên 3 tuổi: Đem hồng sâm 6g sắc với nước, còn lại 60ml, gia thêm đường mía. Chia thành 2 lần, dùng hết trong ngày, duy trì trong 7 – 14 ngày. Trẻ dưới 3 tuổi: Dùng ½ liều của trẻ trên 3 tuổi.
  • Bài thuốc trị hồn phách không định, hốt hoảng và kinh quý: Dùng phục linh 10g, ích trí nhân 6g, nhân sâm 10g, viễn chí 6g, mạch môn 8g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị lao lực quá độ, thoát dương muốn chết: Dùng phụ tử chế 8g, mạch môn 8g, sâm 12g, nhục quế 6g và ngũ vị 6g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trúng lạnh tiết tả: Dùng can khương 6g, chích thảo 4g, nhân sâm 10g, bạch truật 7g, thêm nhục quế và phụ tử 4g nếu bệnh nặng, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị nôn mửa do tỳ vị hư: Dùng hoắc hương 8g, quất hồng 6g, sâm 10g, mộc qua 6g, đem sắc uống. Nếu dùng cho sản phụ, thêm tỳ bà diệp và trúc nhự mỗi thứ 6g.
  • Bài thuốc trị sinh xong huyết vựng: Dùng tô mộc 10g, nhân sâm và đương quy, mỗi thứ 10g. Sắc uống với đồng tiện.
  • Bài thuốc trị đới hạ không dứt: Dùng hoàng liên 10g, liên nhục 8g, hoạt thạch 6g, sâm 12g, ô mai 8g, thăng ma 6g với nhục đậu khấu 6g, đem sắc uống.
  • Rượu nhân sâm giúp cường tâm, an thần, vượng tinh lực, giải nhiệt, lợi tiểu,…: Dùng thiên ma, dâm dương hoắc, địa phu tử và xuyên khung, nhân sâm đều 40g, đem ngâm với 3l rượu trong 45 ngày.
Reviews (0)

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “NHÂN SÂM” Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related products

KIM TIỀN THẢO

  • Tên khác: Đồng tiền lông, mắt trâu, vảy rồng
  • Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

Diệp Hạ Châu

Cây diệp hạ châu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Công dụng: Thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh, thông kinh trục ứ. Đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa
Read more

ÍCH MẪU

  • Tên khác: Cây chói đèn, sung uý
  • Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

NHỌ NỒI

   1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên. Tên khoa học: Eclipta
Read more

DÂY THÌA CANH

9 lợi ích của dây thìa canh đối với sức khỏe
  • Giảm viêm
  • Cung cấp các đặc tính khảng khuẩn
  • Chống oxi hóa và giảm căng thẳng do oxi hóa
  • Cải thiện mức cholesterol ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan.
  • Tăng sản xuất insulin
  • Giảm cảm giác thèm ăn đường
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Giảm cân an toàn.
Read more

MƯỚP ĐẮNG

16 tác dụng của mướp đắng giúp chữa bệnh:
  • Chống nấm.
  • Chống viêm.
  • Tốt cho gan.
  • Chống ung thư.
  • Chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tốt cho da và tóc.
  • Tăng cường thị lực.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Tốt cho hệ sinh sản ở nam giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
  • Cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe.
Read more

KIM NGÂN

  • Tên khác: Dây nhẫn đông, chừa giang khằn (Thái), boóc kim ngằn (Tày)
  • Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
  • Họ: Kim ngân (Caprifoliaceae)
  • Bộ phận dùng: Thân, lá, hoa
Read more

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

  • Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc
  • Tên gọi khác: trùng thảo, hạ thảo đông trùng.
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.