- Tên khoa học: Tiliacora, họ Menispermaceae
- Tên gọi khác: sâm sâm, xanh tam, dây xanh leo
1. PHÂN BỐ:
Cây được trồng nhiều ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia. Ở nước ta cây sương sâm mọc chủ yếu ở khu vực nam bộ. Sương sâm là loài cây sống lâu năm, sinh trưởng tốt ở các khu rừng nhiệt đới với điều kiện tự nhiên 70 – 80% ánh sáng, độ ẩm từ 65 – 80%.
2. ĐẶC ĐIỂM:
Sương sâm là loại thân leo, nhiều nhánh. Cây mọc bò trên đất hoặc đeo vào thân cây khác, vào hàng rào, bờ tường. Cây thu hái quanh năm, thường chỉ cần 3 – 4 tháng để phát triển lá. Tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng, nhưng lá cây là được dùng phổ biến nhất.
Sương sâm trơn có trái khi chín sẽ chuyển sang màu tím
Thân cây dài trung bình từ 3 – 5m, có thể lên đến 10m. Rễ cây thuộc rễ cọc, ăn sâu vào lòng đất và có sức sống rất mạnh. Cây mới có thể được trồng từ bộ phận thân cây. Dược liệu sau khi thu hái cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt và ánh nắng trực tiếp.
Ở Việt Nam có 2 loại sương sâm khác nhau và khá dễ phân biệt:
Loại | Sương sâm trơn | Sương sâm lông |
Phân bố | Tây Nam Bộ | Rừng cây |
Đặc điểm |
|
|
Sương sâm trơn và sương sâm lông đều được sử dụng nhiều ở Việt Nam
3. CÔNG DỤNG:
Theo Đông y: lá sương sâm có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng, chữa táo bón, nóng nhiệt, kiết lỵ, tiểu gắt,… Lá sương sâm rất giàu chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa, đẹp da.
Sương sâm có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Theo y học hiện đại: sương sâm chứa nhiều vitamin A, beta carotene, phốt pho, polyphenol, flavonoid, alkaloid, canxi, sắt,… Lá sương sâm tươi có vitamin C, chất xơ, protein và 15,87% pectin. Đây là một loại chất xơ giúp hòa tan cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn đường ruột. Rễ cây có chứa các chất như: ancaloit tetrandrin, iso chondroitin, hương cao, linacin, xylocain, proto xylitol, curin … công dụng hạ sốt, giãn cơ, hạ huyết áp, chống viêm và ức chế miễn dịch.
Một số công dụng nổi bật của cây sương sâm:
- Hạ sốt nhanh: Một bài thuốc dân gian giúp hạ sốt ở người già và trẻ nhỏ là dùng lá sương sâm vắt lấy nước uống hoặc ăn thạch sương sâm.
-
- Thanh nhiệt, giải độc: thạch sương sâm là món ăn giải nhiệt mùa hè rất được yêu thích. Nước ép lá sương sâm giúp đào thải chất độc trong gan rất hiệu quả.
- Kiểm soát đường huyết và bảo vệ gan: Ức chế quá trình tạo đường ở gan, kích thích sản xuất insulin. Nước lá sâm giúp ngăn chặn sản xuất quá mức glucose ở bệnh nhân béo phì.
- Chữa táo bón, khó tiêu: Lá sâm rất nhiều chất xơ giúp cải thiện đường tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Ngăn ngừa tế bào ung thư: Hàm lượng flavonoid trong sương sâm rất cao, ngăn ngừa và chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hấp thụ vitamin C và cân bằng oxi hóa trong cơ thể, chống lại các tế bào ung thư.
- Ngăn ngừa nếp nhăn, trẻ hóa da: Chế phẩm bôi ngoài da chiết suất từ lá sương sâm giúp kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và tế bào sừng, tăng collagen, ức chế hoạt động collagenase, chống lão hóa da, làm giảm các dấu hiệu lão hóa do nội tiết tố, tia UV, giảm nhăn.
- Chữa gút: Ăn thạch sương sâm giúp giảm đau do gút, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Thạch sương sâm là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt nhưng không nên lạm dụng
Lưu ý khi sử dụng:
- Không ăn quá 2 ly sương sâm với người lớn và quá ½ ly với trẻ nhỏ trong 1 ngày vì có thể gây tiêu chảy.
- Sương sâm cũng có độc tố nên không quá lạm dụng.
- Lá sương sâm tươi chứa dưỡng chất nhiều nhất nên sử dụng là tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai sử dụng với liều lượng phù hợp.
- Nên sử dụng thạch sương sâm tự làm với nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm.