1. Như thế nào là tăng đường huyết: Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhận biết sớm triệu chứng tăng đường huyết sẽ giúp kiểm soát, ngăn ngừa tốt những hệ lụy này.
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.
Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 – ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết thường xuyên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nhận diện triệu chứng tăng đường huyết
2.1. Triệu chứng tăng đường huyết phổ biến
Các triệu chứng tăng đường huyết hay gặp nhất gồm:
– Ăn nhiều.
– Uống nhiều.
– Gầy nhiều.
– Tiểu nhiều.
– Đau nhức đầu.
– Khả năng tập trung kém.
– Mắt mờ.
– Mệt mỏi, yếu cơ.
2.2. Triệu chứng tăng đường huyết ít gặp
Có một số triệu chứng tăng đường huyết hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như:
– Tay chân bị tê, ngứa râm ran hoặc đau do dây thần kinh bị tổn thương.
– Có các biểu hiện rối loạn da: vết thương lâu bình phục, ngứa, khô da, có nếp nhăn thâm đen ở vùng da cổ.
– Rối loạn cương dương và hay bị nhiễm nấm.
– Tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường huyết tăng không nhiễm ceton
2.3. Các triệu chứng tăng đường huyết nặng
Nếu tăng đường huyết ở mức độ quá cao hoặc trong một thời gian dài thì người bệnh sẽ có những triệu chứng tăng đường huyết nặng cần được cấp cứu:
– Đau bụng: đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh dạ dày.
– Sụt cân nhanh chóng: do các tế bào phải đốt cháy các phân tử protein và mỡ để tạo ra năng lượng nên người bệnh sẽ có hiện tượng này.
– Bị rối loạn hệ hô hấp và tiêu hóa: thở nhanh và sâu, buồn nôn, hay bị nôn, mất ý thức. Nếu có những triệu chứng này thì cần can thiệp y tế ngay để tránh tử vong.
Nguồn: Trang tin tức y khoa Medlatec.vn