1/ Tên gọi khác:
- Tên tiếng Việt: Cà gai leo, Chẽ nam (Tày), Cà gai dây, Cà quýnh, Cà quạnh, Brong goon (Bana), Gai cườm
- Tên khoa học: Solanum procumbens; thuộc họ Solanaceae (Cà)
- Phân bố: được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
2/ Đặc điểm:
– Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ. Thân cây chia nhiều cành, dài trung bình từ 60 – 100 cm.
– Lá có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài.
– Quả mọng, bóng, màu đỏ, hạt màu vàng nhạt.
– Vị hơi the, tính ấm.Cây dễ nhầm lẫn:
– Solanum thorelii Bonati., cùng họ Cà. Cây này rất giống cà gai leo, chỉ khác là cụm hoa đơn độc, hoa mẫu 5, dài có gai, tràng màu trắng.
3/ Công dụng: – Bộ phận dùng được: Rễ và cành lá cà gai leo, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Đây là loại dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tốt nhất. Công năng chính: ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan, chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan. Dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
- Giải độc gan: đào thải hiệu quả các chất độc trong gan, hạ men gan. Chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan, cải thiện các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa và mụn nhọt.
- Giải rượu: chống lại các gốc tự do, giảm tác hại của rượu đến gan. Trước khi uống rượu dùng cà gai leo giúp giảm nguy cơ say rượu. Cà gai leo giúp giảm cảm giác nôn nao, đau đầu, căng thẳng, phục hồi cơ thể sau khi uống rượu.
- Chống oxy hóa, ức chế sự phát triển ung thư: dịch chiết cà gai leo đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do vi rút như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. và ức chế gen gây ung thư do vi rút.
- Tác dụng phụ và chống chỉ định:
- Kìm hãm sự phát triển của thai nhi nên chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
- Có thể hình thành sỏi thận gây cản trở quá trình bài tiết.
- Người bị mắc phải các căn bệnh mạn tính phổ biến: cao huyết áp, tim mạch,… cũng được khuyến cáo rằng không nên sử dụng cà gai leo.
Reviews
There are no reviews yet.