- Tên gọi khác: Nhân sâm tam thất, Sâm tam thất, Sơn tất, Huyết sâm, Điền tâm thất, Sâm tam thất, Điền tất, Điền thất, Kim bất hoán,…
- Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk).
- Tên dược: Radix Notoginsing
- Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae).
- Phân nhóm: Tam thất bắc, tam thất nam.
1. PHÂN BỐ:
Tam thất phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, tam thất thường trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.
2. ĐẶC ĐIỂM:
Cây tam thất có 3 cành, mỗi cành có 7 lá nên có tên gọi như vậy. Từ khi gieo đến khi cây có hoa là khoảng 3 năm, từ 3 năm đến 7 năm cây mới có dược tính tốt.
Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 – 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 – 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm. Hoa mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây; hoa màu vàng lục nhạt, 5 cánh. Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu. Hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 – tháng 7, quả chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10.
Thành Phần hoá học: Trong củ tam thất có một số thành phần hóa học như là:
– Saponin triterpen:
- Saponin A, B, C, D
- Acid oleanolic
- Đường khử
– 16 acid amin khác như:
- phenylalanin
- leucin
- isoleucin
- valin
- prolin
- histidin
- lysin
- cystein
- Các chất vô cơ như Fe, Ca.
3. CÔNG DỤNG:
Tác dụng của hoa tam thất đó là hạ huyết áp, thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa tai biến, giảm cân, ổn định nhịp tim, lợi sữa,… Nhưng mặt khác, tác hại của hoa tam thất cũng không hề nhỏ. Nó có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi không sử dụng đúng cách.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tam thất có khả năng rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu do có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và làm tan huyết khối. Tác dụng sản sinh tạo tế bào máu, có tác dụng tạo máu.
- Thảo dược này làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim. Đồng thời có tác dụng bảo hộ đối với thuốc gây rối loạn nhịp tim. Giảm lượng oxy hao hụt và làm giảm tỉ suất sử dụng oxy của cơ tim.
- Làm giãn mạch máu não và tăng lưu lượng ở mạch máu não. Ngoài ra, thảo dược này còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống viêm, giảm đau.
- Hỗ trợ điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử ở chuột lớn. Có tác dụng chống u bướu, hóa sinh thượng bì ruột và nghịch truyền tăng sinh không điển hình.
- Dịch chiết từ củ tam thất đem tiêm tĩnh mạch chó gây mê nhận thấy huyết áp giảm nhanh và kéo dài (theo Nghiên cứu Tam thất nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ đối với ảnh hưởng tuần hoàn mạch máu vành – Viện Y học Võ Hán, 1972).
- Rút ngắn thời gian đông máu, gia tăng tiểu cầu. Thành phần saponin có trong dược liệu này còn có tác dụng cường tim (theo Trung y phương dược học).
- Hiện nay, dược liệu này được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ, bệnh cơ tim, xuất huyết ở tiền phòng mắt, các chứng bệnh do vận động quá mức gây ra, rối loạn chức năng khớp cổ bên dưới mang tai,…
Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Hoạt huyết và giảm đau. Giải ứ trệ và cầm máu.
- Chỉ định: Dùng cho xuất huyết nội tạng và xuất huyết ngoài. Xuất huyết và sưng do chất thương ngoài.
4. BÀI THUỐC TỪ CÂY TAM THẤT:
- Bài thuốc trị nôn ra máu: Làm sạch lòng của 1 con gà. Sau đó đem trộn với tam thất (bột) 5g, nước ngó sen 200ml, rượu lâu năm nửa chén, hấp cách thủy, ăn cả nước lẫn cái. Nên ăn cách ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc trị ói máu: Dùng bột tam thất 1 chỉ hòa với 1 quả trứng gà, thêm nửa ly rượu nhỏ và 1 ly nhỏ nước ngó sen. Đem tất cả đi nấu cách thủy.
- Bài thuốc trị huyết lỵ: Dùng tam thất 3 chỉ đem nghiền nhỏ, dùng nước vo gạo điều uống.
- Bài thuốc trị sau sinh huyết nhiều: Dùng huyết sâm nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 chỉ uống với nước cơm.
- Bài thuốc trị vết thương do dao, thu miệng: Dùng nhân sâm tam thất, da voi, một dược, long cốt, huyết kiệt, nhũ hương, giáng hương bằng lượng nhau. Đem nghiền bột và uống với rượu ấm.
- Bài thuốc trị loét hành tá tràng và dạ dày: Dùng tam thất (bột) 12g, mai mực 3g, bạch cập 9g đem nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 3g, ngày dùng 3 lần. Duy trì bài thuốc từ 15 – 21 ngày.
- Bài thuốc trị chảy máu cam, ho máu, trị ứ huyết, ói máu và nhị tiện ra máu: Dùng tam thất 2 chỉ, hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính), đem nghiền bột. Chia làm 2 lần uống. Khi dùng uống cùng nước sôi.
- Bài thuốc trị đi tiểu ra máu: Dùng tam thất (bột) 4g uống với 200 ml nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi. Dùng 2 lần một ngày, uống đến khi hết bệnh.
- Bài thuốc trị đại trường ra máu: Dùng tam thất nghiền nhỏ điều với rượu trắng nhạt còn khoảng 1 – 2 chỉ.
- Bài thuốc trị mắt đỏ nặng: Dùng tam thất căn mài nước và đem thoa xung quanh.
- Bài thuốc cầm máu: Dùng tam thất, nhũ hương, huyết kiệt, sáp trắng, giáng hương, ngũ bội, mẫu lệ, các vị bằng lượng nhau. Đem tán bột và đắp lên vùng chảy máu.
Lưu ý khi dùng Tam thất
Kiêng kỵ khi dùng dược liệu tam thất:
- Phụ nữ có thai kỵ (theo Trung dược đại từ điển).
- Người huyết hư ói máu, huyết nhiệt vọng hành, chảy máu cam không dùng (theo Đắc phối bản thảo).
- Huyết sâm có thể tổn tân huyết, vì vậy người không ứ trệ không nên dùng (theo Bản thảo tòng tân).
- Dùng quá liều có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim.
Trích nguồn: Trungtamthuocdantoc.com/thuocdantoc.vn