Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY CHÀM LÁ NHỎ
CÂY TAM THẤT
Back to products
CÂY NHA ĐAM
Click to enlarge

CÂY CHÀM LÁ NHỎ

  • Tên tiếng Việt: Chàm, Chàm nhuộm, Chàm lá nhỏ, Xỏm (Tày), Co chàm (Thái)
  • Tên khoa học: Indigofera tinctoria L.
  • Họ: Fabaceae (Đậu)
  • Công dụng: Thuốc giải độc, bó gãy xương (Lá giã đắp). Chữa viêm họng, sốt (Lá sắc uống). tưa lưỡi, lở mồm (Ngọn non ép nước + mật ong bôi).
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên tiếng Việt: Chàm, Chàm nhuộm, Chàm lá nhỏ, Xỏm (Tày), Co chàm (Thái)
  • Tên khoa học: Indigofera tinctoria L.
  • Họ: Fabaceae (Đậu)
  • Công dụng: Thuốc giải độc, bó gãy xương (Lá giã đắp). Chữa viêm họng, sốt (Lá sắc uống). tưa lưỡi, lở mồm (Ngọn non ép nước + mật ong bôi).

1. PHÂN BỐ:

Cây Chàm là cây nhiệt đới, thường mọc dọc theo đường đi, các khu đất hoang, dựa vào các con rạch ở độ cao khoảng 2000. Cây thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, một số nước châu Mỹ và châu Phi.

Tại Việt Nam, Chàm được tìm thấy ở các vùng núi cao. Hiện tại, cây Chàm cũng được di thực về trồng ở các vùng dược liệu để làm thuốc.

 

2. ĐẶC ĐIỂM:

  • Cây chàm là cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 50 – 70 cm. Cành non có lông mịn, sau khi già cành nhẵn, có cạnh, chỉ còn lông ở ngọn.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 7 – 15 là chét nhỏ, mọc đối, lá chét hình trái xoan, gốc thuôn, đầu tròn có mũi nhọn, dài 15 mm, mặt trên có lông rải rác, mặt dưới lông nhiều hơn, cuống lá kép dài 7 – 10 cm 
  • Cụm hoa chàm mọc ở kẽ lá thành chùm ngắn, hoa có màu đỏ hồng. 
  • Quả đậu thẳng hoặc cong, dài 3 – 4 cm, có ít lông, gooamf 5 – 10 hạt, hình khối, màu nâu 
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 6 hàng năm

Thành Phần hoá học: Toàn thân cây Chàm chứa các thành phần hóa học như:

Indican bị thủy phân sẽ tạo ra Glucose Và Indoxyl.

Chất Indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí có thể biến đổi thành chất Indigo màu lam đậm, rất đẹp. Rễ chứa Indirubin.

3. CÔNG DỤNG:

Theo y học hiện đại:

Theo y học Trung Quốc, Thanh đại được phân loại thành 2 hoạt chất chính là Điện Lam và Điện Ngọc Hồng. Trong đó:

  • Điện Ngọc Hồng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
  • Điện Lam có thể bảo vệ chức năng gan.
  • Nước sắc cây Chàm có thể kháng khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn tả, trực khuẩn lị Shigella.

Theo y học cổ truyền:

  • Thanh nhiệt
  • Làm mát máu
  • Giảm sưng tấy
  • Lương huyết độc
  • Lợi tiểu
  • Giải độc, tiêu viêm

Công dụng và chỉ định của cây Chàm:

  • Lá thường dùng chữa viêm họng, phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật ong chữa bệnh tưa lưỡi, viêm lợi chảy máu và bệnh lở miệng.
  • Nước hãm toàn cây Chàm có tác dụng điều trị rối loạn thần kinh, động kinh, chữa ho gà và dùng làm thuốc thoa ngoài chữa trĩ, lở loét, vết thương ngoài da.
  • Rễ có thể điều trị các bệnh viêm gan và trị độc do bọ cạp đốt

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY CHÀM LÁ NHỎ:

Bài thuốc chữa cam tẩu mã, viêm miệng hoại tử, viêm lợi chảy mủ lan nhanh ra má

Sử dụng Hoàng bá 12 g, Hoàng liên 16 g, Đinh hương 12 g, Đại hổi 4 g, tán thành bột mịn. Sau đó gia thêm Nhân trung bạch 20 g, Phèn chua (Bạch phàn) 12 g,  Thanh đại 20 g, trộn đều. Trường hợp bệnh nặng có thể cho thêm 1 g Xạ hương.

Trước khi sử dụng thuốc, lấy bông gòn thấm nước muối vệ sinh vùng da bệnh, rửa sạch mủ máu ở răng lợi, miệng. Sau đó sử dụng bột thuốc đắp vào vị trí răng lợi thủng, đau.

Người lớn mỗi ngày đắp 3 – 4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ em, trước khi ngủ đắp thuốc 1 lần, nửa đêm khi thức giấc lại đắp thêm một lần.

Bài thuốc chữa chảy máu răng, viêm lợi

Sử dụng Thanh đại 80 g, Bạch phàn (Phèn chua) 40 g, Hồng hoàng (asen sunfua As2S3) 2 g,  Mai hoa băng phiến (bocneol) 2g, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.

Trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh sạch miệng bằng nước muối. Dùng thuốc bôi vào khu vực sưng đau, ngậm yên trong miệng khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ nước bọt, súc miệng thật sạch. Mỗi ngày bôi thuốc 2 – 3 lần, sau bữa ăn chính. Thông thường sau 5 – 7 ngày sẽ thấy kết quả điều trị.

Chữa viêm hạch hạnh nhân, yếu hầu viêm sưng đau

Sử dụng Thanh đại 5 g, Băng phiến 0.5 g, Tây ngưu hoàng 1 g, mang đi tán thành bột. Sau khi súc miệng sạch thì bôi thuốc vào vị trí sưng đau.

Chữa ung nhọt ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy dịch ngoài vết thương

Sử dụng Thanh đại 8 g, Thạch cao 16 g, Hoàng bá 8 g, Hoạt thạch 16 g, nghiền nhỏ, trộn đều. Sau đó thêm một lượng Vaselin vừa đủ, đánh kỹ, dùng bôi vào chỗ sưng đau.

Trị nhiễm hàn gây ban đỏ

Dùng 8 g cây Chàm, sắc thành nước, dùng uống.

Trị ho ra máu, ho nhiều đờm do giãn phế quản

Sử dụng cây Chàm 12 g, Cáp phấn 12 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 2 – 4 g với nước, mỗi ngày 2 lần.

Chữa huyết nhiệt, nóng trong gây thổ huyết, ói máu

Sử dụng cây Chàm, Hoàng cầm, Bồ Hoàng, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước.

Điều trị quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em

Sử dụng Thanh đại và Băng phiến, mỗi vị phân lượng bằng nhau, pha với nước ấm, thoa vào chỗ đau.

Chữa viêm gan cấp tính và mạn tính

  • Bài thuốc thứ nhất:Dùng bột cây Chàm 12 g, Bạch phàn 24 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 g.
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng Thanh đại 1 phần, Bạch phàn 6 phần, trộn đều. Mỗi lần dùng 2 g với nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần.

Chữa cảm nắng, tiểu tiện ít nước tiểu đỏ

Dùng cây Chàm, Hoạt thạch, Cam thảo, mỗi vị đều 63 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống. Mỗi lần uống 12 – 30 g, pha với nước ấm hoặc sắc thành thuốc.

Chữa viêm quanh chân răng, hầu họng đau

Sử dụng Thanh đại 80 g, Ngũ bội tử, Bạch phàn, mỗi vị đều 20 g, Băng phiến 2 g, tán nhuyễn, dùng thoa vào chỗ đau.

Trị bệnh vẩy nến

Sử dụng Điện Hồng Ngọc mỗi ngày 25 – 50 mg, liên tục trong 8 tuần.

Trích nguồn: Tracuuduoclieu.vn/trungtamthuocdantoc.com

Related products

NHỌ NỒI

   1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên. Tên khoa học: Eclipta
Read more

KÉ ĐẦU NGỰA

  • Tên khác: Thương nhĩ
  • Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
  • Họ: Cúc (Asteraceae)
  • Bộ phận dùng: Quả già
Read more

Diếp cá

Tên khoa học: Houttuynia cordata - Họ: Saururaceae Tên gọi khác: dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái.
Read more
dang-sam-1

Đảng Sâm

  • Tên khoa học: Codonopsis pilosula, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên gọi khác: đẳng sâm, thượng đẳng sâm, hồng đẳng sâm, sâm rừng
Read more

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Read more

CÂY VỐI

  • Tên khoa học: Cleistocalyx Operculatus
  • Tên gọi khác: cây trâm nắp
Read more

CỎ MẦN TRẦU

  • Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Cả cây
Read more

LÁ SEN

Tên gọi khác: liên, quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái) Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn. Họ: Sen - Nelumbonaceae Công dụng: chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, thuốc cầm máu, đại tiện ra máu
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.