Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CÂY HOÀNG LIÊN
CÂY HOÀNG BÁ
Back to products
CÂY HOÀNG CẦM
Click to enlarge

CÂY HOÀNG LIÊN

  • Tên khác: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo
  • Tên khoa học: Coptis teeta Wall. 
  • Họ: Hoàng liên – Ranunculaceae
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên khác: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo
  • Tên khoa học: Coptis teeta Wall. 
  • Họ: Hoàng liên – Ranunculaceae

1. PHÂN BỐ

Cây hoàng liên là loại cây mọc hoang. Vị thuốc này được tìm thấy nhiều trên các vùng núi cao ở miền bắc nước ta như Sapa, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…

2. ĐẶC ĐIỂM

  • Hoàng liên là cây thân thảo nhỏ, sống nhiều năm, có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây mọc thẳng và phân thành nhiều nhánh phía trên. Lá mọc so le từ dưới gốc lên, cuống lá dài 8 – 18 cm, có 3 – 5 lá chét trên mỗi phiến lá. Hai bên mép lá hình răng cưa. 
  • Rễ hoàng liên hình trụ, màu vàng nhạt hoặc màu nâu, có nhiều rễ con phình ra thành củ dài có hình dáng tựa như chân gà. Mặt cắt của rễ màu vàng, chất bên trong vị đắng.
  • Hoàng liên thường ra hoa vào từ tháng 10 kéo dài cho đến tháng 2 năm sau, hoa có cán dài đâm lên từ rễ, màu trắng. Quả to ra vào tháng 3 – tháng 6, có cuống, khi chín sẽ có màu vàng. Bên trong quả có khoảng 10 hạt màu nâu đen hoặc lục xám.

Một số loài cây dễ gây nhầm lẫn

Trong tự nhiên, có nhiều loài thực vật đều mang tên hoàng liên nhưng trên thực tế chúng là những loài hoàn toàn khác biệt. Khi thu hái và sử dụng, người dùng cần phân biệt chính xác để tránh nhầm lẫn, gây hại đến sức khỏe. Một số loài cây có thể gây nhầm lẫn như sau:

  • Cây hoàng liên gai: Loài cây này xuất hiện nhiều nhất ở khu vực vùng núi Sapa (Lào Cai), cao chừng 2 – 3m, thân màu vàng xám nhạt, dưới mỗi nách lá đều có gai 3 nhánh. Hoàng liên gai cũng là một vị thuốc trong Đông y nhưng có công dụng, cách dùng khác hoàn toàn với cây hoàng liên.
  • Cây hoa dây leo hoàng liên: Hay còn gọi là lạc tiên, thuộc loài thân leo, chiều dài có thể lên đến 7 – 10m, có nhiều nét tương đồng với cây chanh leo. Hoa dây leo hoàng liên có nhiều màu sắc sặc sỡ như tím, hồng đậm hay trắng. Vì thế, chúng chủ yếu được trồng làm cảnh chứ không có công dụng trong điều trị bệnh.
  • Cây hoàng liên ô rô: Đây là loài cây thân bụi, cao từ 2 – 3m, còn được biết đến với cái tên cây mật gấu, hoàng mật,… Tác dụng của cây hoàng liên ô rô cũng có nhiều điểm tương đồng với cây hoàng liên nhưng đặc điểm thực vật, cách dùng thì không hề giống nhau.

Thành Phần hoá học: Alcaloid (7%), Coptisin, Columbamin palmatin, Magnoflorin worenin, Jatrorrhizin, Berberrubine , Worenine, Magnofoline, Ferulic acid, Obakunone, Obakulactone

3. CÔNG DỤNG

Theo y học cổ truyền

Theo Bản Kinh để lại, cây thuốc hoàng liên có vị đắng, tính hàn và không chứa độc tố, quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị và Đại trường. Những dược tính này đã khẳng định hoàng liên là một loại thảo dược vàng cho sức khỏe với những công dụng sau đây:

  • Tả hóa, táo thấp, khứ nhiệt độc, sát trùng.
  • An tâm, chỉ mộng di, trấn can.
  • Chủ trị các chứng như tâm hỏa thịnh, miệng lở, nôn mửa, kiết lỵ, thấp chẩn, thương hàn,…

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu của Học viện Y học cổ truyền đã chỉ ra trong cây hoàng liên có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như Berberin, Alkaloid, Ethanol, Palmatin, Columbamine, Coptisine Coptisine,… Đặc biệt, hoạt chất Berberin chiếm đến 5.56 – 7.25% trong hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, giúp kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tác dụng cây hoàng liên đã được chứng minh gồm:

  • Ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn như: Shigella, liêu cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… và một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Điều trị ho gà, hạ huyết áp, ngăn ngừa tăng giãn mạch, phòng các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
  • Tăng cường chức năng của mật, kích thích vỏ não khi sử dụng với liều lượng phù hợp.
  • Chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Trị mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay, giải độc, thanh nhiệt.
  • An thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, hay hồi hộp,…

4. BÀI THUỐC TỪ CÂY HOÀNG LIÊN:

Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy

  • Chuẩn bị hoàng liên tán bột 12gr chia thành 3 phần bằng nhau, uống thành 3 lần trong ngày.
  • Mỗi lần lấy bột dược liệu hòa với nước ấm để uống, có thể cho thêm một lượng mật ong vừa đủ tăng độ thơm ngon.

Bài thuốc nổi mề đay, mờ vết chàm

  • Chuẩn bị: Cây hoàng liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, khổ sâm, mộc thông mỗi vị 12gr, sinh đọa, mã đề mỗi vị 16gr, bạch tiễn bì, phục linh, thương truật mỗi vị 8gr cùng với 4gr bạc hà.
  • Sắc thuốc với khoảng 1 lít nước đến khi cô cạn còn phân nửa thì chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Mỗi ngày sử dụng 1 thang đều đặn đến khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc giúp trị nhiệt, lở miệng

  • Chuẩn bị: Hoàng liên, cam thảo và ngũ vị tử.
  • Sắc kỹ các dược liệu đến khi cô cạn còn một chén nhỏ thì dừng.
  • Nước thuốc thu được dùng để ngậm vài phút sau đó súc miệng.

Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc an thần, giảm lo âu, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: 20gr cây hoàng liên, 16gr xích đan và 10gr cam thảo.
  • Mang dược liệu tán thành bột mịn rồi lấy một ít rượu trắng đun lên cho nóng, trộn đều, vo thành từng viên nhỏ như đậu xanh.

Mỗi ngày uống 10 viên, thực hiện kiên trì, đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm ban đêm

  • Chuẩn bị: Cây hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị 8 – 12gr, hoàng kỳ 16 – 24gr, đương quy, thục địa, sinh địa mỗi vị 12gr cùng táo nhân, long nhãn.
  • Sắc tất cả các dược liệu cùng với nước, uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột từ cây hoàng liên

  • Chuẩn bị: 80gr hoàng liên,20gr mộc hương.
  • Mang dược liệu nghiền thành bột mịn, tẩm mật vo thành những viên nhỏ.

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 8gr dược liệu uống cùng với nước đun sôi để nguội.

Bài thuốc chữa buồn nôn, nôn do mang thai, vị nhiệt

  • Chuẩn bị: Cây hoàng liên, tô diệp mỗi vị 7 phân.
  • Sắc kỹ dược liệu với nước rồi chia thành 2 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục đến khi các dấu hiệu dứt hẳn.

Bài thuốc chữa nôn ra máu, chảy máu cam do tà hỏa

  • Chuẩn bị dược liệu gồm 8gr hoàng liên, 12gr đỗ phụ và 16gr đại hoàng.
  • Sắc dược liệu với nước, lọc bỏ bã để uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

  • Chuẩn bị: Hoàng liên, trạch tả, hạt dành dành, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8gr, 12gr bạch thược và 6gr mỗi vị trần bì, ngô thù.
  • Mang tất cả dược liệu trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn lại ½ thì lọc bỏ bã, chia thành 3 lần uống/ngày.

Mỗi ngày uống một thang trong thời gian dài sẽ giúp bệnh tình chuyển biến tích cực.

Bài thuốc trị phát ban, sốt cao 

  • Dược liệu cần có gồm: Cây hoàng liên, hỏa sâm, hạt dành dành mỗi vị 8gr.
  • Sắc các dược liệu trên lấy nước thuốc uống trong ngày.

Đối với sốt cao có thể dùng lúc đang lên cơn sốt để tránh diễn biến xấu như co giật. Nếu bị phát ban thì nên uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc cây hoàng liên chữa cam nhiệt ở trẻ em

  • Chuẩn bị dược liệu: Hoàng liên, bạch thược, liên tử, đậu ván trắng, thăng ma, tịch lãnh, cam thảo, hồng khúc.
  • Sắc dược liệu dùng uống hàng ngày.

Lưu ý sử dụng

Cây hoàng liên dù là thảo dược không chứa độc tố nhưng lại có dược tính tương đối mạnh. Vì thế, trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý những vấn đề sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Cần phân biệt cây hoàng liên với các cây hoa hoàng liên, hoàng liên gai,… tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đối với người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tây y cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không sử dụng bài thuốc từ hoàng liên khi đang trong quá trình sử dụng thuốc Tây.
  • Một số đối tượng không nên sử dụng gồm: người bị khí hư, thiếu máu, tỳ vị yếu, mất ngủ hậu sản, phiền nhiệt táo khát, huyết hư gây sốt, thủy đậu ở trẻ em, tiêu chảy do dương hư, tỳ vị hư hàn, âm hư, nội nhiệt phiền táo, chân âm bất túc, hư tiết tả,…
  • Tác dụng của cây hoàng liên có thể cộng hưởng với một số loại thuốc gây hại cho gan vì thế nên thận trọng khi sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú nên thận trọng khi dùng.
  • Không đồng thời sử dụng cây hoàng liên với các nguyên liệu, dược liệu sau: thịt lợn, cúc hoa, cương tàm, huyền sâm, cây cỏ xước, nguyên hoa, bạch tiễn bì.

Trích nguồn: Trungtamthuocdantoc.com/duoclieuvietfarm.com

Related products

ACTISO XANH

Tên gọi khác: Actiso xanh (Việt Nam), Artichoke, globe artichoke (Anh), artichaut (Pháp)

Tên khoa học: Cynara scolymus,- thuộc họ cúc Công dụng :
Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Read more

Diệp Hạ Châu

Cây diệp hạ châu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Công dụng: Thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh, thông kinh trục ứ. Đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa
Read more

GIẢO CỔ LAM

  • Tên tiếng Việt: Giảo cổ lam, Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)
  • Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giúp hạ huyết áp, lưu thông máu, giúp dễ ngủ
Read more

BỒ CÔNG ANH

Bồ Công Anh có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, B2, B6... Ngoài ra thành phần của cây còn có các loại khoáng chất và hợp chất hữu cơ, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh.
Read more

NHỌ NỒI

   1/TÊN GỌI KHÁC: – cỏ mực, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, hủy hạn liên. Tên khoa học: Eclipta
Read more

BẠCH ĐỒNG NỮ

  • Tên khác: Mò trắng, Mò mâm xôi, Bấn trắng
  • Tên khoa học: Clerodendrum chinense (Osbeck.) Mabb var. simplex (Mold.) S. L. Chen
  • Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
  • Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa
Read more

LẠC TIÊN

Cây lạc tiên được biết đến là một loại dược liệu tự nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng nhằm nâng cao sức khỏe + Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ + Ổn định huyết áp + Giảm đau tử cung + Hỗ trợ giảm đau xương khớp
Read more

CAM THẢO BẮC

  • Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra, thuộc họ Đậu (Fabaceae)
  • Tên gọi khác: diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.