- Tên khác: Mã đề nước, thủy tả, như ý thái, vũ tôn, mang vu, toan ác du, như ý thái, cập tả, ngưu nhĩ thái
- Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.
- Họ: Trạch tả – Alismaceae
1. PHÂN BỐ:
Cây thuốc được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên…
2. ĐẶC ĐIỂM:
Trạch tả là vị thuốc nam mọc nhiều ở các ao, ruộng. Cây cao khoảng 0.2 – 1 cm. Thân cây có hình cầu, hoặc hình con quay, rễ màu trắng. Lá cây có hình thuôn dài lưỡi mác hoặc hình trứng, phần cuống hơi hẹp. Hoa họp thành tán, cánh hoa có màu trắng hoặc hơi hồng, gồm 6 nhị, xếp thành hình xoắn ốc, quả bế.
Thành Phần hoá học
- Tinh dầu
- Chất nhựa
- Chất bột
- Protid
- Alisol A, B
- Epialisol A
- Alisol C Monoacetate
- Alismol
- Alismoxide
- Choline
3. CÔNG DỤNG:
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
- Liệu tiểu, tăng cường khả năng thải Natri, Chlor, Kali và Urê.
- Giảm hàm lượng lipid có trong máu.
- Hạ huyết áp nhẹ, giãn mạch vành.
- Đông máu.
- Hạ đường huyết.
Theo y học cổ truyền: Vị thuốc có tác dụng:
- Lợi tiểu
- Tiêu thũng
- Trừ thấp
- Kiện vị
- Giảm béo
- Thanh nhiệt
- Bổ hư tổn ngũ tạng.
- Chủ thận hư, trị ngũ lâm, tinh tự xuất, tuyên thông thủy đạo, lợi nhiệt ở bàng quang.
4. BÀI THUỐC TỪ TRẠCH TẢ:
Trị thủy ẩm dưới tâm khiến đầu óc không được tỉnh táo, hoa mắt
- Chuẩn bị: 200g bạch truật và 80g trạch tả
- Cách dùng: Nấu nước uống thay cho trà
Trị hoa mắt, chóng mặt cho người bị thiếu máu
Bài 1:
- Chuẩn bị: 12g trạch tả, 15g địa hoàng, 10g long đởm thảo, 10g mộc ban, 10g hoàng cầm, 10g sài hồ, 10g hoa vương, 10g tri mẫu, 10g cúc hoa.
- Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang dạng sắc uống.
Bài 2:
- Chuẩn bị: 15g trạch tả, 6g sơn khương, 12g cúc hoa
- Cách dùng: Sắc thuốc lấy 1 chén nước đậm đặc chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình dùng trong 7 – 10 ngày liên tục.
Điều trị viêm họng, ho
- Chuẩn bị: Lá trạch tả và lá húng chanh mỗi loại 30g, 5g gừng tươi
- Cách dùng: Các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc cùng 300ml nước, đun cạn còn 50ml. Gạn uống mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày liên tục. Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm.
Chữa thận hư, đi tiểu buốt, tiểu rắt:
- Chuẩn bị: Bạch long cốt, tang phiêu phiêu, xa tiền tử mỗi vị 40g, cẩu tích 80g và 1,2g trạch tả.
- Cách dùng: Tán bột uống ngày 8g trước khi ăn. Dùng chung với một ít rượu ấm.
Trị nóng gan
- Chuẩn bị: 10g trạch tả, 12g thục địa, 10g bạch phục linh, 12g củ mài, 10g mẫu đơn bì và 10g giác mộc.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sao vàng, sau đó tán bột và chế viên hoàn nhỏ cỡ hạt đỗ xanh. Liều dùng hàng ngày là 8 -10 viên, uống trong 10 ngày liên tục.
Chữa bí tiểu, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù
– Bài 1:
- Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g y mã thảo, 10g trư linh, 10g cây lưỡi mèo, 6g mộc thông, 15g rễ cỏ tranh
- Cách dùng: Nấu nước đặc uống
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 12g trạch tả, 12g cảm mạo thông, 12g trư linh, 12g xa tiền tử
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang để điều trị bệnh viêm cầu thận cấp.
– Bài 3:
- Chuẩn bị: 10g trạch tả, 12g tiết hoa, 10g bạch truật
- Cách dùng: Dùng thuốc dưới dạng sắc uống để điều trị các chứng váng đầu, bệnh viêm thận mãn tính.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi
- Chuẩn bị: Trạch tả, sơn khương, phục linh, tả sác, sinh khương lượng bằng nhau
- Cách dùng: Nấu nước uống hàng ngày để giảm tiết mồ hôi.
Điều trị đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong các trường hợp bị viêm ruột
– Bài 1:
- Chuẩn bị: Trạch tả, bạch truật, thần khúc, bạch linh, mạch nha mỗi vị 10g; Cam thảo và sa nhân mỗi vị 3g.
- Cách dùng: Tất cả sắc với 3 bát nước uống trong ngày. Tùy theo thể trạng, triệu chứng mà gia giảm liều lượng, vị thuốc cho phù hợp.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g nấm lỗ, 10g xích phục linh, 15g phấn thảo, 6g xa tiền tử
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.
Chữa phù thũng do bệnh thận
– Bài 1:
- Chuẩn bị: Râu ngô và thân cây sậy mỗi loại 100g, trạch tả 30g ( dùng lá).
- Cách dùng: Cho cả 3 nguyên liệu vào ấm sắc cùng 700ml sao cho cạn còn 1/3. Chia làm 2 phần đều nhau uống sau các bữa ăn trưa và tối. Dùng thuốc với liệu trình 10 ngày liên tục.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 10g trạch tả, 10g phục linh, 10g xa tiền thảo, 10g trư linh
- Cách dùng: Gộp các vị trên thành 1 thang, sắc uống trong ngày. Qua hôm sau thay thang thuốc mới.
– Bài 3:
- Chuẩn bị: Trạch tả, phục linh mỗi vị 6g, quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, bạch truật 4g.
- Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 600ml nước vào sắc. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đến khi cạn còn 300ml. Chia 3 lần uống.
Chữa chứng huyễn vựng ( biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đầu choáng váng, vã mồ hôi …)
- Chuẩn bị: Trạch tả 30g, bạch truật 10g
- Cách dùng: Sắc kỹ lấy nước chia 2 lần uống. Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa tiểu tiện không thông
- Chuẩn bị: Trạch tả, tư linh, xa tiên thảo, thạch vi mỗi loại 12g, bạch mao căn 20g, xuyên mộc thông 8g
- Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Điều trị táo bón
- Chuẩn bị: Trạch tả, đại phúc tử, khiên ngưu, chỉ xác, quan mộc thông lượng bằng nhau
- Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn, trộn với nhau cho đều. Mỗi ngày lấy 12g uống chung với nước sắc gừng tươi và hành.
Trị sốt cho người bị cảm nóng
- Chuẩn bị: 20g lá trạch tả, 25g thanh tâm thảo, 30g lá tre
- Cách dùng: Sắc thuốc với 3 chén nước lấy 1 chén. Gạn uống khi còn ấm trong 2 ngày liên tục để giải nhiệt, hạ sốt.
Giảm lipid máu:
- Chuẩn bị: 8g trạch tả, mộc hương, tang ký sinh, thảo thuyết minh mỗi vị 6g, hà thủ ô, sơn tra, hoàng tinh, kim anh mỗi vị 3g.
- Cách dùng: Sắc thuốc trong vài tiếng cho cô đặc thành cao. Sau đó trộn chung với bột gạo vo thành các viên hoàn trọng lượng 1,1g. Mỗi ngày uống 2 lần x 5 – 8 viên/lần. Dùng thuốc trong 1 tháng liên tục
Lưu ý khi dùng dược liệu Trạch tả
- Tránh dùng trạch tả cho người bị tỳ hư, hỏa hư
- Bệnh nhân bị dị ứng với trạch tả không dùng
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi điều trị bệnh bằng cây trạch tả. Việc lạm dụng quá mức có thể gây đau mắt.
Trích nguồn:
Thuocdantoc.vn/trungtamthuocdantoc.com