- Tên khoa học: Cleistocalyx Operculatus
- Tên gọi khác: cây trâm nắp
1. Phân bố:
Tại Việt Nam, cây vối được trồng nhiều ở các vùng trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, vùng đồng bằng Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Yên Bái,…
2. Đặc điểm:
Cây vối là thực vật thân gỗ, cao trung bình 5 – 6m. Tuy nhiên cây cũng có thể đạt chiều cao lên đến 10 – 15m. Đường kính thân cây vào khoảng 50cm. Cây vối được phân thành 2 loại là vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ hơn bàn tay, màu xanh vàng và hương vị đậm đà. Ngược lại vối tẻ có lá khá to màu xanh đậm và hương vị kém hơn vối nếp.
Lá vối tẻ to và không đậm vị như là vối nếp
Vỏ cây vối có màu đen và nhẵn. Hoa vối màu trắng, ra hoa vào tháng 5 – 7, mọc theo cụm và không có cuống. Lá vối thường có dạng dài, không có phiến lá và vị đắng nhẹ. Cuống lá vối dài tầm 1 – 1.5cm, dai và cứng. Quả vối hình cầu, đường kính 7 – 12mm, màu tím sẫm và có dịch khi chín.
Điểm khá thú vị của cây vối là lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm rất dễ chịu. Vì thế những bộ phận này của cây thường được dùng để phơi khô hoặc đun sôi uống như trà. Tất cả bộ phận của cây vối đều có thể sử dụng được. Trong đó, lá vối được sử dụng nhiều nhất vì chứa rất nhiều tinh dầu alkaloid, vitamin, tanin và các khoáng chất,… có thể dùng điều trị bệnh.
Tất cả thành phần của cây vối đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
3. Công dụng:
Trà lá vối là thức uống được yêu thích của rất nhiều người vì có công dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, ít người biết rằng lá vối cũng là một trong những dược liệu tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Một số công dụng điều trị bệnh của lá vối có thể kể đến như:
- Mát gan, hỗ trợ thải độc gan: Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ,… uống trà lá vối thường xuyên giúp tăng hiệu quả thải độc, giảm gánh nặng cho gan, giảm nguy cơ hoặc tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nụ vối có chứa flavonoid hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Sử dụng trà nụ vối thường xuyên giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tổn thương tế bào do beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường và tăng chuyển hóa. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết để tăng hiệu quả.
Nụ vối giúp ổn định đường huyết
- Hỗ trợ điều trị gout: Gout là một dạng bệnh viêm khớp thường gây đau nhức khó chịu. Nguyên nhân bệnh là do tích tụ axit uric khi tiêu thụ nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ngọt. Biểu hiện bệnh là các khớp sưng đỏ, nóng rát và rất đau. Lá và nụ vối có chứa thành phần thúc đẩy việc thải độc, loại bỏ axit uric, tăng cường hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát gout.
- Giảm mỡ máu: Lá vối có chứa beta-sitosterol, khoáng chất, vitamin giúp kích thích chuyển hóa cholesterol và đẩy mạnh quá trình giảm mỡ máu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hóa: Thành phần lá vối có chất chống oxy hóa (flavonoid), tinh dầu kháng viêm, tanin giúp kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột và đại tràng. Sử dụng trà lá vối mỗi ngày làm giảm đầy bụng, khó tiêu, chữa đau bụng đi ngoài phân sống. Lá vối còn giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Trà lá vối giúp thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ
- Kháng viêm, điều trị các bệnh về da: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lá vối chứa acid triterpenic có tác dụng chống viêm, kháng virus, chống nhiễm trùng và nhiễm khuẩn. Theo đó, lá vối thường được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa, nấm da,…
- Lưu ý cần biết khi sử dụng lá vối
Cách sử dụng lá vối phổ biến nhất là rửa sạch, đun sôi và dùng như nước trà. Cây vối tuy không có độc tính, nhưng khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Với phụ nữ có thai: sử dụng với liều lượng nhất định vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: không sử dụng, vì có thể làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh và cản trở sự phát triển của trẻ.
- Người có sức khỏe kém, tuổi cao: không nên sử dụng vì gây giảm cân, giảm vi khuẩn có lợi.
- Người đang dùng thuốc: cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Reviews
There are no reviews yet.