Search
Login / Register
Sign inCreate an Account

Lost your password?

0 items 0₫
236TC 236TC
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Menu
236TC 236TC
0 items 0₫
Home Dược liệu CỎ SỮA
HÚNG LỦI
Back to products
TRÁI NHÀU
Click to enlarge

CỎ SỮA

  • Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ
  • Tên khoa: Euphorbia thymifolia Burm
  • Họ: Thầu dầu
  • Cỏ sữa có hai loại bao gồm cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ
Category: Dược liệu
Share:
  • Description
Description
  • Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ
  • Tên khoa: Euphorbia thymifolia Burm
  • Họ: Thầu dầu
  • Cỏ sữa có hai loại bao gồm cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ

1. PHÂN BỐ:

Cỏ sữa thường mọc hoang trên những kẽ gạch sân, xi măng, dọc đường ray xe lửa có dải đá vôi xanh, sân vườn, nơi có sỏi đá… Người ta tìm thấy cỏ sữa có nhiều ở các nước nhiệt đới: Ấn Độ, Indonexia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam.

2. ĐẶC ĐIỂM:

  • Cỏ sữa lá nhỏ

Cây cỏ sữa lá nhỏ là loại cây thảo có lông và nhựa mủ trắng. Thân và cành thường tỏa rộng trên mặt đất có mày đỏ tím. Lá nhỏ, mọc đối xứng nhau có hình thuôn hay bầu dục với chiều dài 7 mm và rộng 4mm. Mặt dưới lá có lông và mép có răng. Hoa mọc thành cụm dạng sim. Quả nang và có đường kinh 1,5 mm. Quả có chứa hạt nhắn với chiều dài 0,7 mm.

Có vị hơi chua và tính mát. Vì vậy, khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

  • Cỏ sữa lá lớn

Cỏ sữa lá lớn có hoa nhỏ màu trắng. Thân cây cao hơn cỏ sữa lá nhỏ, trung bình từ 30 – 40 cm. Cây có màu đỏ nhạt và lông thân có màu vàng. Lá cây có màu xanh với chiều rộng 5 – 15 cm, dài 2 – 3 cm, mép lá có hình răng cưa.

Theo Đông y, cỏ sữa lá lớn có tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nếu không biết cách sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều.

  • Thành phần hoá học: Thân và lá cỏ sữa chứa nhiều hoạt chất cosmoslin. Phần rễ cây có các thành phần như myrixylalcohol, taraxerol và tirucallol.

3. CÔNG DỤNG:

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:

  • Điều trị bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh kiết lỵ
  • Thông sữa, giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa
  • Điều trị triệu chứng đại tiện ra máu
  • Chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da

4. CÁC BÀI THUỐC TỪ CỎ SỮA

Cây cỏ sữa có tác dụng trị một số bệnh lý sau:

4.1.  Chữa hội chứng lỵ thể nhẹ

  • Cách 1: Sử dụng 100 gram cây cỏ sữa tươi lá nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.
  • Cách 2: Dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏvà 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150 ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.
  • Cách 3: Hái 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

4.2. Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt

Sử dụng 100 gram cỏ sữa với 60 gram cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.

4.3. Thông sữa ở phụ nữ sau đẻ thiếu sữa

Cỏ sữa 100 gram sắc chung vớt hạy cây gạo 40 gram. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

4.4. Chữa mẩn ngứa ngoài da

Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm.

4.5. Chữa mụn nhọt ngoài da

  • Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
  • Cách 2: Sử dụng cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.

4.6. Điều trị ho hen

Sử dụng 10 gram cỏ sữa lá lớn, 20 gram lá dâu với 3 lá cây bồng bồng. Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.

4.7. Chữa giun sán

Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.

4.8. Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi

Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.

4.9. Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc

Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.

4.10. Cầm máu

Sử dụng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh.

5. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CỎ SỮA

Về tính năng và công dụng, cỏ sữa lá nhỏ và lá lớn đều có những tác dụng điều trị bệnh giống nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại cỏ sữa chữa bệnh, người bệnh nên hết sức thận trọng. Bởi cây cỏ sữa lớn có độc tính. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng.

Sử dụng đúng cách:

  • Cần rửa sạch cỏ sữa trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ Nên sử dụng cỏ sữa tươi để đảm bảo dược tính. Cỏ sữa đã héo úa hoặc bị dập nát có thể chứa độc tố và gây hại cho sức khỏe.
  • Cần sử dụng cỏ sữa với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ. Sử dụng quá liều trong thời gian ngắn có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Cỏ sữa có thể được sử dụng dưới dạng sắc uống, xay nhuyễn để đắp, hoặc giã lấy nước cốt.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Cỏ sữa có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.  
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn non nớt, chưa đủ sức để tiêu hóa cỏ sữa.  
  • Người có bệnh lý về máu: Cỏ sữa có thể làm loãng máu, do đó người có bệnh lý về máu như hemophilia, giảm tiểu cầu,… không nên sử dụng.

Tác dụng phụ:

  • Cỏ sữa có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, hạ huyết áp,…
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ

 

Related products

ACTISO XANH

Tên gọi khác: Actiso xanh (Việt Nam), Artichoke, globe artichoke (Anh), artichaut (Pháp)

Tên khoa học: Cynara scolymus,- thuộc họ cúc Công dụng :
Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Read more

GIẢO CỔ LAM

  • Tên tiếng Việt: Giảo cổ lam, Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)
  • Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giúp hạ huyết áp, lưu thông máu, giúp dễ ngủ
Read more
20210203_013146_413216_cong-dung-cua-gung.max-800x800-1[1]

CỦ GỪNG

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương…có vị cay, tính ấm… Được trồng phổ biến
Read more

DÂY THÌA CANH

9 lợi ích của dây thìa canh đối với sức khỏe
  • Giảm viêm
  • Cung cấp các đặc tính khảng khuẩn
  • Chống oxi hóa và giảm căng thẳng do oxi hóa
  • Cải thiện mức cholesterol ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan.
  • Tăng sản xuất insulin
  • Giảm cảm giác thèm ăn đường
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Giảm cân an toàn.
Read more

CỎ MẦN TRẦU

  • Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Bộ phận dùng: Cả cây
Read more

ÍCH MẪU

  • Tên khác: Cây chói đèn, sung uý
  • Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Read more

CÂY BÌNH VÔI

  • Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
  • Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
  • Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
Read more

VÔNG NEM

  • Khi nói đến lá vông nem mọi người thường nghĩ ngay đến loại cây được trồng bên hàng rào làm cây cảnh của nhiều gia đình.
  • Không chỉ thế lá của cây vông nem còn xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của nhiều nhà.
  • Ngoài công dụng trang trí, cây vông nem còn nhiều tác dụng tới sức khỏe con người. Công dụng:
  • An thần, gây ngủ, hàn vết thương (Lá sắc uống). Lòi dom (Lá tươi hơ nóng đắp)
Read more
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 236
369 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
0931 236 369
cskh@236tc.com
MSDN: 0317050634 cấp ngày 25/11/2021, sửa đổi lần 2 ngày 15/09/2022 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM

Người đại diện: Nguyễn Hoàng Bảo Quyên

Điện thoại: 028 3535 9236
Danh mục sản phẩm
  • Thực phẩm chức năng
  • Chăm sóc thị lực
  • Thiết bị y tế
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo mật
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Copyright © 2022 by 236TC. All rights reserved.
  • Giới thiệu
  • Thực phẩm chức năng
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Cẩm nang sức khoẻ
    • Gan mật
    • Đường huyết
    • An thần
  • Dược liệu
  • Chăm sóc thị lực
  • Tin tức
  • Liên hệ
Giỏ hàng
Close
Start typing to see products you are looking for.