1/ Tên gọi khác:
- Tên gọi khác: cây chó đẻ thân xanh, chó đẻ răng cưa, cỏ chó đẻ.
- Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn, thuộc họ: Euphorbiaceae – Thầu dầu
- Phân bố: chủ yếu ở các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng có dưới độ cao 100–600 m.
2/ Đặc điểm:
- Là cây thân thảo, cao tầm 80 cm.
- Lá xếp thành hai dãy hình trứng hoặc mũi mác, phiến lá mỏng và thuôn dài.
Cây dễ nhầm lẫn
- Cây Diệp Hạ Châu đắng và Diệp Hạ Châu ngọt trong dân gian đều được gọi với cái tên Chó đẻ răng cưa. Tuy nhiên, nếu xét trên tác dụng về gan mật thì chỉ có Diệp hạ châu đắng hay Chó đẻ thân xanh là có tác dụng tốt, giải độc gan mạnh và được dùng làm thuốc
Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng) – Phyllanthus amarus Schum. et Thonn
- Toàn thân có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như ám chỉ đến loài này.
Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) – Phyllanthus urinaria
- Thân có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều, phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dầy hơn cây chó đẻ thân xanh. Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt. Khác với điều một số người thường nghĩ, cây chó đẻ thân đỏ vẫn được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng có lẽ dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà.
3/ Công dụng: – Dùng toàn cây diệp hạ châu, bỏ rễ. Sau khi rửa sạch, diệp hạ châu có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
- Giải độc gan: Acetaminophen là hoạt chất giảm đau được sử dụng phổ biến và được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Sử dụng acetaminophen quá liều sẽ gây tổn thương gan. Diệp hạ châu giúp bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan: Tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan. Đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B thông qua việc tăng cường các chất chống oxy hoá enzym và không enzym chống lại tổn thương gan do aflatoxin B1 gây ra.
- Chống viêm: khả năng chống viêm tương đương hoạt chất ibuprofen; điều trị hiệu quả các bệnh viêm da, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, lở loét.
- Điều trị nhiễm trùng: có khả năng chống lại vi khuẩn H.pylory, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: giảm lượng đường trong máu lúc đói và ngăn ngừa sự tăng đột biến của đường huyết; duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
- Ngăn ngừa sỏi tiết niệu: giảm kích thước sỏi trong đường tiết niệu; loại bỏ sỏi hoặc làm sạch các mảnh vỡ sau khi tán sỏi, hoặc làm giảm sự bài tiết của các chất thúc đẩy kết tinh trong nước tiểu như canxi.
Một số lưu ý khi dùng:
- Sử dụng quá liều gây xơ gan
- Người thường bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh sử dụng sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Người có bệnh: đái tháo đường, rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc làm loãng máu, sử dụng nhiều loại thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Không dùng với phụ nữ mang thai.
Reviews
There are no reviews yet.