- Tên khoa học: Ficus racemosa, thuộc họ Dâu Tằm (Moraceae)
- Tên gọi khác: ưu đàm thụ, tụ quả dong, vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả
1. PHÂN BỐ:
Cây mọc hoang ở các khu vực ẩm ướt, cạnh sông suối. Khu vực phân bố của sung ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sung phân bố khắp đất nước.
2. ĐẶC ĐIỂM:
Sung là cây thân gỗ, cao từ 25 – 30m. Vỏ cây màu nâu ánh xám. Cành nhỏ, màu nâu. Lá sung hình trứng, dài 1.5 – 2cm có màng và lông tơ, mọc so le, cuống dài. Hoa đơn tính, ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7.
Sung chín có màu cam ánh đỏ
Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ đã già. Quả sung có hình giống giọt nước, khi chín có màu cam ánh đỏ. Sung có vị ngọt nhẹ, mềm và dai. Hạt sung có vị giòn và có thể ăn được. Sung tươi thường dễ hỏng, cách bảo quản được lâu là phơi khô sấy hoặc làm mứt.
Quả sung mọc thành chùm trên các cành già, không lá
3. CÔNG DỤNG:
Quả sung chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm: glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin; các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali, Fe; vitamin như A, C, B1,…
Một số công dụng nổi bật của quả sung:
- Kiểm soát đường huyết: Sung giúp cân bằng acid béo trong máu, tăng độ nhạy của insulin. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, sung có hàm lượng chất xơ cao giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể, làm giảm insulin. Bác sĩ Võ Hoàng Thông (BV Gia Định) cho biết “Kali trong sung có thể điều chỉnh lượng đường cơ thể hấp thu từ thức ăn hàng ngày, kiểm soát đường chỉ ở mức tiêu chuẩn”. Tuy nhiên sung khô lại làm tăng đường, người tiểu đường không nên ăn sung khô.
Quả sung giúp kiểm soát đường huyết
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Từ xưa quả sung đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Trong sung có nhiều chất xơ giúp điều trị táo bón. Chất xơ trong sung giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Ngoài ra, sung còn có công dụng điều trị các vấn đề như: trào ngược, ức chế tế bào ung thư, phòng bệnh ung thư dạ dày,…
- Chống oxy hóa và ngừa ung thư: Vitamin A, C cùng polyphenol trong quả sung giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Polyphenol giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển các tế bào ung thư, giảm sự phân hủy collagen.
- Cải thiện tình trạng sỏi thận và sỏi mật: Thành phần vitamin, khoáng chất trong quả sung có công dụng bào mòn sỏi, làm mềm và tan sỏi. Sử dụng quả sung với liều lượng thích hợp giúp đào thải sỏi ra khỏi cơ thể mà không cần phẫu thuật.
Quả sung cải thiện tình trạng sỏi thận và sỏi mật
Lưu ý cần biết khi sử dụng quả sung:
- Quả sung có rất nhiều vitamin K, thúc đẩy quá trình đông máu nên tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
- Hàm lượng chất xơ trong sung rất cao, ăn quá nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Người đường huyết thấp hoặc không bị tiểu đường ăn nhiều sung sẽ gây hạ đường huyết, chóng mặt, đổ mồ hôi, run tay chân.